Chất lượng kiểm toán khẳng định uy tín của Kiểm toán nhà nước

Cho ý kiến vào Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 để gửi xin ý kiến các cơ quan có liên quan, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, muốn nâng cao uy tín của ngành thì hoạt động kiểm toán phải thật sự chất lượng, từ việc lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch đến thu thập bằng chứng, thực hiện kiểm toán và kết luận kiểm toán.

Không tăng nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 so với năm 2024

Ông Vũ Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, đơn vị chủ trì hướng dẫn các đơn vị trực thuộc KTNN xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2025 - cho biết: Mục tiêu tổng quát của việc xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2025 là hoàn thành mục tiêu năm 2025 trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; tiếp tục quán triệt phương châm “chất lượng và đạo đức công vụ” của ngành nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, tăng cường hiệu lực kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Theo đó, Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 được xây dựng theo định hướng tổng số nhiệm vụ kiểm toán bằng năm 2024 (121 nhiệm vụ kiểm toán), đồng thời đảm bảo kiểm toán quyết toán ngân sách các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.

Chất lượng kiểm toán khẳng định uy tín của Kiểm toán nhà nước -0
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025

Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 được xây dựng theo định hướng tổng số nhiệm vụ kiểm toán bằng năm 2024 (121 nhiệm vụ kiểm toán), đồng thời đảm bảo kiểm toán quyết toán ngân sách các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.

Ngoài các chủ đề kiểm toán trên, các KTNN chuyên ngành, khu vực nghiên cứu lựa chọn các chủ đề kiểm toán năm 2025 gắn với chức năng quản lý nhà nước, lĩnh vực chuyên ngành của các bộ, cơ quan Trung ương, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, những vấn đề được quan tâm tại địa phương, phục vụ Hội đồng nhân dân giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, phù hợp với phạm vi đối tượng kiểm toán, đơn vị kiểm toán theo phân công, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm (công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; việc triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa, trùng tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa...).

Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán

Tại cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 mới đây, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh nhất trí với nguyên tắc xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2025, đặc biệt là việc đảm bảo thực hiện các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách, kiểm toán chuyên đề và kiểm toán hoạt động theo nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Vụ Tổng hợp gợi ý một số chuyên đề gắn với vùng, miền cho KTNN khu vực, chẳng hạn đối với khu vực miền núi phía Bắc thì nên quan tâm đến vấn đề nhà ở chính sách cho đồng bào dân tộc; khu vực miền Tây Nam Bộ thì lưu ý vấn đề an sinh xã hội hay giao thông, thủy lợi còn khu vực Tây Nguyên thì quan tâm đến chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định để đảm bảo không phát sinh nhiều đầu mối và nhiều mục tiêu trong một cuộc kiểm toán. Để tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán, các KTNN chuyên ngành và khu vực cần lựa chọn những vấn đề gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán chẳng hạn như kiểm toán việc bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhằm xem xét, đánh giá việc đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con hoặc việc đầu tư bên ngoài của doanh nghiệp như thế nào, liệu có tình trạng đầu tư vốn vào đâu thì mất đó hay không?

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng nêu vấn đề, khi đề xuất các cuộc kiểm toán chuyên đề, các KTNN chuyên ngành cần bám sát hoạt động của đơn vị để đề xuất những chuyên đề kiểm toán hợp lý.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhất trí với số lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành được đề xuất. Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước tiếp tục làm việc trực tiếp với các đơn vị để rà soát, nghiên cứu và thống nhất kế hoạch kiểm toán của từng đơn vị.

Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu hoàn thiện Kế hoạch kiểm toán theo nguyên tắc bám sát Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 không vượt quá nhiệm vụ năm 2024 với tinh thần gọn đầu mối, gọn nội dung, gọn phạm vi và yêu cầu quan trọng nhất là giữ gìn uy tín của Ngành. Các đơn vị xây dựng phương án, lựa chọn đầu mối kiểm toán phù hợp, thực hiện nguyên tắc: 1 kiểm toán viên không tham gia kiểm toán quá 2 đoàn/1 năm, một địa bàn không quá 2 đơn vị và 1 cuộc kiểm toán không lồng ghép quá 2 chuyên đề. Từ đó bố trí nguồn nhân lực, tận dụng tốt nhất nguồn nhân lực hiện có, không giới hạn nhân lực bởi KTNN khu vực hay KTNN chuyên ngành đối với những cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành; phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán để khẳng định được tiếng nói, uy tín của KTNN.

Dự kiến năm 2025, KTNN sẽ thực hiện 5 cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành như: Kiểm toán chuyên đề Việc thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2022-2024; Kiểm toán chuyên đề Việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP tại các bộ, cơ quan Trung ương và các doanh nghiệp; kiểm toán chuyên đề Công tác kiểm tra, thanh tra thuế giai đoạn 2022-2024 tại Tổng cục Thuế và các địa phương; kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; kiểm toán Việc đầu tư, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ cho Đề án chuyển đổi số của địa phương giai đoạn 2021-2024 tại các địa phương.

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.