Chất lượng "cung" lao động chưa đáp ứng được "cầu" của thị trường

Tại cuộc làm việc giữa Thường trực Ủy ban Xã hội với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa qua, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù đã có tín hiệu phục hồi tích cực, nhưng thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều.

Mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ

Theo Báo cáo đánh giá bổ sung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025, mặc dù tình hình thế giới và trong nước biến động, song Việt Nam đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 được Quốc hội giao. Những khởi sắc về kinh tế - xã hội đã tác động mạnh đến thị trường lao động Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Năm 2022, lực lượng lao động tăng khá nhanh, đạt 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu so với năm 2021; số lao động có việc làm cũng tăng trở lại cùng với xu hướng phục hồi kinh tế, đạt 50,6 triệu người, tăng 1,5 triệu người. Từ kết quả đó, tình hình lao động, việc làm Quý I.2023 tiếp tục duy trì đà phục hồi; lực lượng lao động, số người có việc làm quý tiếp tục tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá, xét một cách tổng thể, thị trường lao động Việt Nam đang tiếp tục duy trì đà phục hồi nhưng vẫn còn bộc lộ một số vấn đề bất cập và hạn chế. Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng cho nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Cầu lao động của nền kinh tế chưa có đủ việc làm bền vững, thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều.

phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Lâm Văn Đoan phát biểu
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Lâm Văn Đoan phát biểu

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần xem xét, cập nhật thêm một số nội dung, trong đó có một số số liệu chưa thật sát thực tiễn cần sửa đổi để bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và toàn diện. Trong đó, cần đặc biệt đánh giá khách quan về việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phục hồi trong lĩnh vực lao động - việc làm, an sinh xã hội, theo đó không chỉ có số liệu của hai năm qua (2021 - 2022), mà nên có sự so sánh, đối chiếu với các giai đoạn trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19.

Chỉ rõ số liệu dự báo mà Tổng cục Thống kê với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra còn có sự không đồng nhất, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lâm Văn Đoan nêu rõ, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các số liệu thị trường, dẫn tới chỉ số lao động qua đào tạo bị lệch, cụ thể là 26,2% (thấp hơn 0,8% so với chỉ tiêu 27% Quốc hội giao). Trong 3 tháng đầu năm 2023 cũng nổi lên vấn đề thiếu việc làm, thất nghiệp. Do đó, hai cơ quan cần có sự phối hợp, trao đổi để làm rõ hơn các số liệu, từ đó bảo đảm thống nhất, giúp đánh giá khách quan và kỹ lưỡng tình hình thực tế, xác định rõ những nguyên nhân, vướng mắc để có giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Thống nhất số liệu về lao động- việc làm

Một nội dung hết sức quan trọng của thị trường lao động liên quan tới người sử dụng lao động như thế nào và người sử dụng lao động sẽ bao gồm các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế cũng như các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nêu vấn đề này tại cuộc làm việc, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến cho biết, tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV đã cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự kiến sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Năm tới đây, trong đó đã mở rộng thêm các chủ thể về tổ hợp tác. Vì vậy, cần rà soát, xem xét kỹ lưỡng tình hình của các chủ thể sử dụng lao động là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các hợp tác xã đặt trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, một loạt lao động ở các khu công nghiệp đang bị cắt giảm. Hiện nay, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến các chủ thể sử dụng lao động gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng giảm sử dụng lao động.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến phát biểu
Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến phát biểu

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan cũng nêu thực tế, trong quý I.2023, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp thành lập mới, tuy nhiên, tình hình lao động - việc làm và số liệu về tình trạng thất nghiệp vẫn tương đối khả quan. Do đó, cần làm rõ số liệu để đánh giá rõ những thông tin, số liệu đó đã phản ánh đúng thực tiễn hay chưa, đồng thời phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động như thế nào để xác định được bức tranh tổng thể hơn.

Đối với thế giới, Việt Nam là nền kinh tế mở nên sẽ phải có những giai đoạn hết sức đặc thù để xác định và kết cấu lại những giải pháp, định hướng trúng và đúng cho vấn đề lao động. Về nhu cầu của thị trường lao động trong nước, Báo cáo cũng đã đưa ra một nội dung liên quan tới 33 triệu lao động - việc làm phi chính thức, lao động tự sản - tự tiêu. Vấn đề đặt ra là cần đánh giá rõ, những lao động này mang lại lợi ích hay thách thức gì cho nền kinh tế?

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ tích cực phối hợp với Tổng cục Thống kê và các cơ quan để mở rộng mẫu điều tra, thống nhất các thông tin, số liệu về lao động-việc làm. Nhất trí với nhận định của các đại biểu là thị trường lao động đã có sự phục hồi nhưng chưa hoàn toàn khả quan như trước đại dịch Covid-19, Bộ cũng cho biết đã và đang triển khai các phương án nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động trong vùng và giữa các địa phương trên toàn quốc; kết hợp thực hiện các hình thức kết nối trực tuyến. Trên cơ sở các ý kiến tại cuộc làm việc, Bộ sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các nội dung theo hướng bảo đảm đầy đủ số liệu chính xác, có so sánh, đối chiếu, từ đó rút ra những đánh giá khách quan, đồng thời làm rõ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc đang đặt ra, bảo đảm hoàn thiện Báo cáo đánh giá bổ sung việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 với lĩnh vực lao động đạt chất lượng cao nhất, phục vụ công tác thẩm tra của Ủy ban Xã hội tại phiên họp toàn thể cũng như Kỳ họp thứ Năm tới đây.  

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Khánh Trinh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Kiến nghị giải pháp thực hiện thuận lợi mô hình chính quyền 2 cấp, hợp nhất tỉnh

Góp ý dự kiến nội dung Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Bình kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức mô hình chính quyền 2 cấp và sắp xếp đơn vị hành chính, cũng như gỡ vướng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu phát động cuộc vận động cả nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tại Phiên họp thứ 44, UBTVQH thống nhất với nhận định, cử tri và Nhân dân hoan nghênh Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã bổ sung nội hàm phòng, chống lãng phí. Đồng thời, ghi nhận kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là cần nghiên cứu phát động Cuộc vận động “Cả nước chung tay thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, để chủ trương này thấm, ngấm vào từng cơ quan đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi gia đình, từ đó tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu.
Quốc hội và Cử tri

Lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách. Đoàn ĐBQH các địa phương cần chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong giải quyết, rà soát lại việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng. Đồng thời, tích cực lựa chọn các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài để giám sát hoặc đề xuất, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức
Diễn đàn Quốc hội

Có chế tài để vừa chia sẻ thông tin, vừa bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân

Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cũng là mục tiêu hàng đầu của tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, đánh cắp thông tin để thực hiện lừa đảo. Do đó, việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, mà còn bảo đảm việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Bình: Nhiều ý kiến góp ý các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Chiều 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp tục tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo các Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, được trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khoá XV tới. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình lấy ý kiến góp ý các dự thảo luật trình Kỳ họp thứ Chín

Sáng 28.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật tương trợ tư pháp về dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật (Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản) và các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.