Chặng đường vẻ vang, tầm nhìn đổi mới

thong-nhat.jpg

QUỐC HỘI VIỆT NAM VỚI HÀNH TRÌNH 50 NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Chặng đường vẻ vang,
tầm nhìn đổi mới


TS. Trần Văn Khải
Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

50 năm kể từ ngày non sông liền một dải, Quốc hội Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, quy tụ ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Chính tại diễn đàn Quốc hội, những quyết sách mang tầm chiến lược đã được thông qua, tạo nền tảng vững chắc để đưa một nước Việt Nam sau chiến tranh vươn mình trở thành quốc gia đang phát triển năng động, tự tin tiến bước trong kỷ nguyên mới.

10481.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

"Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, đất nước cũng đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Thực tiễn nóng bỏng của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết, Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước, của Quốc hội.

Tôi đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết, phấn đấu sớm xây dựng thành công nước Việt Nam XHCN sánh vai với các cường quốc 5 châu như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc".

Tổng Bí thư Tô Lâm

Biểu tượng của độc lập, thống nhất và đại đoàn kết

Ngày 25.4.1976, gần một năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, hơn 23 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu, bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất: Quốc hội Khóa VI. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, đánh dấu bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

50 năm qua kể từ dấu mốc lịch sử đó, Quốc hội nước ta không ngừng phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực sự là diễn đàn chung của Nhân dân cả nước, là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, không phân biệt thành phần, tôn giáo; là trung tâm của cải cách lập pháp, là diễn đàn của dân chủ, trí tuệ và đổi mới.

Trong giai đoạn kiến thiết đất nước (1976 - 1986), hòa bình lập lại, đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất kiệt quệ, kinh tế lạc hậu, đời sống Nhân dân thiếu thốn. Gánh vác trọng trách khôi phục và tái thiết đất nước, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI, Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề hệ trọng: đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chọn Hà Nội làm Thủ đô, thống nhất hệ thống chính quyền và pháp luật trên cả nước.

jy.jpg
Biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, ngày 2.6.1976. Ảnh: Tư liệu

Tiếp đó, Quốc hội đã tập trung ban hành các quyết sách nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, thống nhất quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước và cải tạo, phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Tiêu biểu, Quốc hội Khóa VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980, xác định nhiệm vụ đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quốc hội quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm đầu tiên sau thống nhất, dồn sức cho công cuộc khôi phục sản xuất, cải thiện đời sống Nhân dân và củng cố quốc phòng, an ninh. Tuy điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Quốc hội đã nỗ lực hoàn thành trọng trách và sứ mệnh lịch sử, tạo nền tảng pháp lý cho những đổi thay lớn lao trong thập niên tiếp theo.

Trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và sáng tạo năm 1986 đến nay: Bước ngoặt lịch sử năm 1986 với chủ trương Đổi mới do Đảng khởi xướng đã thổi luồng sinh khí mới vào mọi mặt đời sống đất nước. Quốc hội đã nhanh chóng nhập cuộc, trở thành mũi xung kích trên mặt trận xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quốc hội Khóa VIII, Khóa IX liên tục ban hành, sửa đổi nhiều đạo luật kinh tế quan trọng nhằm "cởi trói" cho lực lượng sản xuất. Từ Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987) mở đường thu hút nguồn vốn quốc tế, đến các luật về doanh nghiệp tư nhân và công ty (năm 1990) khôi phục quyền kinh doanh của người dân, và đặc biệt là Hiến pháp năm 1992 tạo khung pháp lý cho kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận thị trường và quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

Trong thập niên 1990, Quốc hội tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho công cuộc Đổi mới sâu rộng hơn, ban hành Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai (sửa đổi)… nhằm giải phóng mọi tiềm năng kinh tế. Thành tựu nổi bật cuối giai đoạn này là Luật Doanh nghiệp năm 1999 - được ví như “ngọn gió đại phá bao cấp”, giúp cởi bỏ hàng trăm "giấy phép con", tạo bước đột phá về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhờ khung khổ pháp luật thông thoáng hơn, khu vực kinh tế tư nhân dần hồi sinh, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Quốc hội đồng thời tăng cường chức năng giám sát, yêu cầu bộ máy hành pháp cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và bước vào thời kỳ tăng trưởng cao trong những năm cuối thế kỷ XX.

hiep-dinh-thuong-mai.jpg
Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và Đại diện thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ngày 13.7.2000, tại Thủ đô Washington D.C. Nguồn: ITN

Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với hàng loạt sự kiện trọng đại: ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2000), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007), tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP)...

Trên hành trình đó, Quốc hội luôn là lực lượng tiên phong kiến tạo hành lang pháp lý cho hội nhập quốc tế. Quốc hội các Khóa XI, XII, XIII đã phê chuẩn nhiều hiệp định song phương và đa phương quan trọng, đồng thời sửa đổi hệ thống pháp luật bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiêu biểu, Quốc hội Khóa XIII đã sửa đổi, thông qua Hiến pháp năm 2013, bổ sung các nguyên tắc kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo tiền đề để hoàn thiện các bộ luật về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, hình sự, tố tụng… tương thích với chuẩn mực mới.

cm-cn.jpg

Quốc hội chú trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là động lực của tăng trưởng trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp 4.0. Nhiều đạo luật chuyên ngành ra đời, như Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2013, sửa đổi năm 2023), Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật An ninh mạng… nhằm xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế số, xã hội số...

Quốc hội cũng đẩy mạnh hiện đại hóa chính mình, hướng tới mô hình Quốc hội điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chưa bao giờ tinh thần sáng tạo, đổi mới lại thấm nhuần sâu sắc trong nghị trường như giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà đất nước đang vươn lên mạnh mẽ, đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục cải tiến, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của Nhân dân.

Tầm nhìn đến 2045: Quốc hội kiến tạo thể chế, khơi dậy khát vọng hùng cường

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang khẩn trương triển khai Nghị quyết Trung ương 11 Khóa XIII, chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và hướng đến mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045, Quốc hội đóng vai trò tiên phong thúc đẩy cải cách tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII (năm 2017) đã đề ra chủ trương tổng thể về sắp xếp lại bộ máy và tinh giản biên chế. Triển khai chủ trương đó, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung nhiều luật về tổ chức bộ máy nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc sáp nhập các đơn vị hành chính, tinh giản các cấp trung gian và giảm đầu mối. Không chỉ giảm về số lượng, Quốc hội còn chú trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua việc hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, đánh giá, đào tạo và sử dụng nhân sự công.

Quốc hội cũng đang tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan đặt nền móng pháp lý cho việc xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Với vai trò lập pháp và giám sát tối cao, Quốc hội đang và sẽ tiếp tục là "đầu tàu" trong công cuộc cải cách bộ máy, bảo đảm bộ máy nhà nước gọn về quy mô, số lượng, mạnh về chất để phục vụ Nhân dân tốt hơn.

hn1-5482.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hồ Long

Cùng với cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, Việt Nam đang tiến hành cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ngay đầu năm 2025, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là minh chứng sinh động cho thấy Quốc hội luôn sẵn sàng thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng thành pháp luật để biến chủ trương của Đảng thành thực tiễn cuộc sống.

Quốc hội cũng đang khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý cho các lĩnh vực công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, kinh tế số… Chức năng giám sát tối cao được phát huy để bảo đảm nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ được thực thi đúng mục đích, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, được dẫn dắt bởi những quyết sách của Quốc hội, tin chắc rằng mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trong khu vực không còn xa vời.

kinh-te.jpg

Nếu khoa học, công nghệ được xem là động lực “bên trong” để nền kinh tế bứt phá, thì khu vực kinh tế tư nhân chính là động lực “bên ngoài” vô cùng quan trọng, là trụ cột để nền kinh tế đứng vững và tăng trưởng. Liên tục trong các nhiệm kỳ qua, thể chế hóa chủ trương của Đảng và từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, Quốc hội đã sửa đổi các luật về kinh doanh theo hướng cởi trói, thông thoáng hơn: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Phá sản, Luật Chứng khoán… được bổ sung, hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, minh bạch hóa thị trường và giảm thủ tục phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quốc hội cũng tăng cường giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, yêu cầu Chính phủ đơn giản hóa hơn nữa điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Quốc hội Khóa XV đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, cạnh tranh, hợp tác công tư..., coi đây là các công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, nâng cao giá trị gia tăng.

tl-a19.jpg
Đội hình xe mô hình Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam diễu hành qua lễ đài tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: TTXVN

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang chuẩn bị những bước đi mới, mạnh mẽ hơn để “kích hoạt” tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân, Quốc hội cũng đang khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi tối đa cho khu vực kinh tế quan trọng này. Với sự đồng hành sát sao của Quốc hội, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam được kỳ vọng sẽ vươn lên chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trở thành động lực chính cho tăng trưởng, tạo nhiều việc làm và của cải, góp phần xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường.

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ đại thắng mùa Xuân thống nhất đất nước năm 1975, đất nước ta đã chuyển mình mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Trên hành trình đầy tự hào đó, Quốc hội luôn giữ vai trò là trụ cột vững chắc của chế độ, là chỗ dựa tin cậy của Nhân dân. Những dấu ấn suốt 50 năm qua, từ việc kiến tạo nền tảng pháp lý, quyết định đường lối đổi mới đến dẫn dắt các cuộc cải cách lớn về bộ máy, khoa học, công nghệ và kinh tế tư nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đều in đậm vai trò của Quốc hội.

Nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ qua, có thể khẳng định, Quốc hội đã thực sự làm tròn sứ mệnh là “mái nhà chung” của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là nơi kết tinh ý chí độc lập, tự do và khát vọng phồn vinh, hạnh phúc của Nhân dân.

Từ những năm tháng đầu tiên hậu chiến còn muôn vàn khó khăn đến thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 hôm nay, Quốc hội luôn là ngọn cờ tập hợp sức mạnh toàn dân, sát cánh cùng Chính phủ chèo lái công cuộc kiến quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Không khí phấn chấn của ngày toàn thắng 30.4 năm xưa đang được tiếp nối bằng khí thế mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với Quốc hội là điểm tựa chính trị vững chắc, tiếp lửa niềm tin cho chặng đường phía trước.

quoc-hoi.jpg

Bước vào kỷ nguyên mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, Quốc hội Việt Nam tiếp tục khẳng định bản lĩnh của một Quốc hội đổi mới, hành động vì dân. Chặng đường phía trước đòi hỏi Quốc hội phải không ngừng tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng đại biểu, đổi mới phương thức hoạt động, xứng đáng với kỳ vọng to lớn của Nhân dân.

Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin tưởng rằng, Quốc hội sẽ tiếp tục làm tròn sứ mệnh “kiến tạo lịch sử” của mình. Với hào khí dân tộc được hun đúc từ mùa Xuân đại thắng, với trí tuệ và ý chí của toàn thể đại biểu và cử tri cả nước, Quốc hội Việt Nam chắc chắn sẽ vững vàng chèo lái "con thuyền" lập pháp, góp phần hiện thực hóa khát vọng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.

Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Nhà Quốc hội, mỗi người dân Việt Nam có quyền tự hào về thiết chế dân cử tối cao luôn hết mình vì nước, vì dân. Việt Nam tiến bước, Quốc hội đồng hành - kiến tạo tương lai từ những nền tảng vững bền hôm nay.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII
Chính trị

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp - quyết sách lớn cho kỷ nguyên phát triển mới

Hòa chung không khí thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước một lòng hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc hội đang khẩn trương hoàn tất những khâu cuối cùng cho khai mạc Kỳ họp thứ Chín - Kỳ họp đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới. Và, một trong những nhiệm vụ hệ trọng nhất dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét ngay ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp chính là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm đặt nền tảng pháp lý vững chắc, mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn chiến lược, lâu dài.

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong 2025 năm, Việt Nam có bao nhiêu năm hòa bình xây dựng đất nước? Chỉ có hơn 700 năm. Vì dân tộc Việt Nam phải đối mặt và trải qua hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong đại cuộc giữ nước.

Các đại biểu tham quan Triển lãm thành tựu 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ

Tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, các đại biểu đề nghị, cần gắn kết chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật với công cuộc kiến tạo kỷ nguyên mới, làm cho văn học nghệ thuật thấm sâu, lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự trở thành động lực phát triển. Gắn bó văn nghệ sĩ với thực tiễn phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng tự thân và cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ.

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.