Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Đoàn Văn Báu
Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương


Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

van-bau-a3.jpg
Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Quyết định sự phát triển đất nước với tầm nhìn trăm năm

Hội nghị Trung ương lần thứ 11 là Hội nghị lịch sử, bàn về những vấn đề lịch sử, bàn về rất nhiều vấn đề mới, quyết định cho sự nghiệp của đất nước với tầm nhìn trăm năm chứ không chỉ trong vài nhiệm kỳ.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2045. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nêu rõ, đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đó là kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng. Muốn vậy, phải tập trung thực hiện hai mục tiêu. Thứ nhất, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, có mức thu nhập trung bình cao. Thứ hai, mục tiêu đến năm 2045 phấn đấu trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Vừa qua Đảng, Chính phủ liên tục bàn phải tăng trưởng trên 8% trong năm 2025 để tạo động lực cho những năm tới phấn đấu tăng trưởng hai con số, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Thế giới biến đổi nhanh chóng, khó lường, khó dự báo thì đất nước ta cũng phải thích ứng. Quốc hội vừa qua đã sửa đổi và ban hành một loạt các luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, những vướng mắc về thể chế cũng là nhằm thực hiện các mục tiêu này.

Muốn tăng trưởng hai con số thì phải tập trung vào những gì? Có hai nhiệm vụ rất quan trọng được đặt ra, một là: sắp xếp bộ máy. Chúng ta đã có mười mấy năm xoay quanh tổ chức bộ máy nhưng vẫn chưa quyết tâm, quyết liệt và chưa thực sự hiệu quả, bộ máy vẫn cồng kềnh. Chi phí “nuôi” bộ máy chiếm 60% GDP, trong khi đó, giáo dục chỉ chiếm 4%, khoa học công nghệ 4%, quốc phòng và an ninh cũng rất cần đầu tư. Vì vậy, phải quyết tâm thay đổi. Đây là một bài toán đồng thời cũng là một cuộc cách mạng.

Hai là, phải chuyển đổi số, đổi mới, đột phá về khoa học công nghệ. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Không có tâm lý tỉnh anh, tỉnh tôi mà phải vì sự nghiệp chung

Đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Kết luận số 127-KL/TW, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tập trung vào một số nội dung chính sau:

Về quan điểm, đầu tiên, phải thống nhất đổi mới sắp xếp, tinh gọn bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về vai trò lãnh đạo của Đảng. Tại sao khi sắp xếp tổ chức bộ máy thì cần thống nhất vị trí lãnh đạo của Đảng? Chúng ta xác định “vừa chạy, vừa xếp hàng” - “chạy” theo mục tiêu và “xếp hàng” theo nguyên tắc.

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy còn phải bảo đảm tính tổng thể, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Ngoài ra, phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: ngoài các chỉ tiêu về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật, cần cân nhắc thấu đáo các chỉ tiêu về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, vị trí địa lý, quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên tắc thứ hai: đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới; ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển.

Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Một nguyên tắc nữa là đảm bảo tính đồng bộ, giảm cấp trung gian, xây dựng chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân, nói ngắn gọn là phải xuất phát từ trái tim đến trái tim, luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu và kịp thời đồng hành phục vụ nhân dân, như lực lượng Công an có khẩu hiệu rất hay, rất sâu sắc “Khi dân cần, khi dân khó, có công an”.

Cùng với đó, chủ trương là không bắt buộc phải sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nghị quyết Trung ương 11 cũng quy định rõ, trường hợp sắp xếp với tỉnh thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sắp xếp tỉnh với thành phố trực thuộc Trung ương thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính phường với các đơn vị cùng cấp xã, phường, thị trấn thì đơn vị sau sắp xếp là phường. Trường hợp sắp xếp các xã, thị trấn thì sau sắp xếp là xã.

Về tiêu chí thì có 6 tiêu chí gồm: diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống văn hóa, tôn giáo, dân tộc; kinh tế, trong đó bao gồm cả tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô, trình độ phát triển kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Việc xác định tên gọi của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp theo các nguyên tắc: nghiên cứu thấu đáo; cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa; ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của đơn vị hành chính trước khi sáp nhập, hạn chế tối đa việc tác động với người dân và doanh nghiệp.

Dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí nêu trên, chúng ta đã xác định các đơn vị hành chính không thực hiện sáp nhập bao gồm: TP. Hà Nội, TP. Huế, tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Cao Bằng.

Những đơn vị hành chính sáp nhập, hợp nhất gồm: Tuyên Quang và Hà Giang - lấy tên là Hà Giang, trung tâm chính trị hành chính đặt ở Tuyên Quang; Lào Cai và Yên Bái lấy tên là Lào Cai, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Yên Bái; Bắc Kạn và Thái Nguyên lấy tên là Thái Nguyên, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Thái Nguyên; Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình lấy tên là Phú Thọ, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Phú Thọ; Bắc Ninh và Bắc Giang lấy tên là Bắc Ninh, trung tâm chính trị hành chính đặt ở Bắc Giang; Hưng Yên và Thái Bình lấy tên là Hưng Yên, trung tâm chính trị hành chính đặt Hưng Yên; Hải Dương và Hải Phòng lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Hải Phòng; Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định lấy tên là Ninh Bình, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Ninh Bình; Quảng Bình và Quảng Trị lấy tên là Quảng Trị, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Quảng Bình; Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Đà Nẵng; Kon Tum và Quảng Ngãi lấy tên là Quảng Ngãi, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Quảng Ngãi; Gia Lai và Bình Định lấy tên là Gia Lai, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Bình Định; Ninh Thuận và Khánh Hòa lấy tên tỉnh là Khánh Hòa, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Khánh Hòa; Lâm Đồng và Bình Thuận lấy tên là Lâm Đồng, trung tâm chính trị hành chính tại Lâm Đồng; Đắk Lắk và Phú Yên lấy tên là Đắk Lắk, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Đắk Lắk; Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Nai và Bình Phước lấy tên là Đồng Nai, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Đồng Nai; Tây Ninh và Long An, lấy tên là Tây Ninh, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Long An; Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Cần Thơ; Trà Vinh, Bến Tre và Vĩnh Long lấy tên là Vĩnh Long, trung tâm chính trị ở Vĩnh Long; Tiền Giang và Đồng Tháp lấy tên là Đồng Tháp, trung tâm chính trị đặt tại Tiền Giang; Bạc Liêu và Cà Mau lấy tên là Cà Mau, trung tâm chính trị hành chính đặt tại Cà Mau; An Giang và Kiên Giang, lấy tên là An Giang, trung tâm chính trị đặt tại Kiên Giang.

Những đơn vị phải sắp xếp, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, phải sớm đồng bộ, sớm về một nhà, sớm đoàn kết, đồng lòng; không có tâm lý tỉnh anh, tỉnh tôi mà phải vì sự nghiệp chung phát triển của đất nước để đưa nước ta bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Trong Nghị quyết quy định nhiều việc Quốc hội, Chính phủ phải làm, bây giờ ban hành luật, quyết định sửa đổi Hiến pháp. Các cơ quan đều phải làm việc với tinh thần “một ngày bằng 20 năm”. Công việc phải chạy ngày chạy đêm. Do đó, các cơ quan truyền thông, báo chí phải chủ động xây dựng phương án để tuyên truyền một cách chủ động, tránh bị động, chạy theo dư luận.

Lực lượng báo chí phải thổi hồn, thổi lửa để cùng thực hiện thắng lợi các cuộc cách mạng lớn

Theo phân tích từ mạng lưới cộng tác viên thì Hội nghị Trung ương 11 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Người dân rất phấn khởi, vì chính quyền gọn, sát với dân. Đây là cuộc cách mạng không thể chậm được, chậm ngày nào có lỗi với nhân dân ngày đó. Nhân dân phấn khởi tin rằng đây là hội nghị lịch sử của lịch sử. Trung ương đã bàn thảo rất khách quan, rất thẳng thắn, rất trách nhiệm, rất công tâm, khoa học với tầm nhìn chiến lược. Các đề án được bàn rất kỹ, Bộ Chính trị phải giải trình, tiếp thu các ý kiến của Trung ương, sau đó tiếp tục hoàn thiện, trình Trung ương quyết định. Nếu không quyết nhanh như vậy thì không còn thời điểm nào nữa.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh thuận lợi như vậy thì một bộ phận cán bộ công chức, viên chức bày tỏ băn khoăn, lo lắng về tương lai khi sáp nhập. Đã là con người thì không tránh khỏi được. Băn khoăn lo lắng vì cá nhân thôi, nhưng vì sự nghiệp lớn thì một số người đã tự nguyện nhường vị trí. Cơ quan thông tấn báo chí cần lan tỏa tinh thần trách nhiệm, đức hy sinh, vì sự nghiệp chung này.

Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục tinh gọn với các đơn vị không sáp nhập, bảo đảm 5 - 10 năm sau phải thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không còn tình trạng cán bộ “sáng xách ô đi, tối cắp cặp về”. Chúng ta phải sắp xếp, sàng lọc cán bộ, không đủ năng lực thì phải nghỉ.

Trong những thời điểm lịch sử, chúng ta phải làm ngày, làm đêm. Niềm vui lớn nhất của chúng ta là phải chuyển động, phải tiên phong, gương mẫu. Tất cả đều vì không gian phát triển mới, vì khát vọng của đất nước, vị thế của đất nước nếu không làm như vậy, chúng ta có lỗi với cha ông. Đây là lúc chúng ta phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, phải thổi lửa, phát huy tinh thần tự tin, tự chủ, tự lực tự cường trong toàn thể đội ngũ và cả nhân dân. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải nêu cao tinh thần dân chủ, đoàn kết, nhân ái. Bài học kinh nghiệm là phải đoàn kết. Đoàn kết không chỉ hiểu là đoàn kết trong Đảng, mà đoàn kết, đồng thuận trong Nhân dân và đoàn kết với quốc tế, có như vậy mới tạo nên thắng lợi. Đoàn kết phải dựa trên kỷ cương, kỷ luật.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Cùng với đó, cần hết sức quan tâm vấn đề sử dụng mạng xã hội. Cần thay đổi tư duy, cách thức tuyên truyền, viết thế nào để xoáy sâu thẳm vào trái tim mỗi con người, tạo ra hưng phấn, thúc đẩy người ta làm việc, không phải cứ lên gân, lên cốt là sẽ hiệu quả.

Tinh thần đây là thời khắc lịch sử, yêu cầu mỗi con người phải làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình, với danh dự và trọng trách của mình để tự hiến và dâng hiến.

Trước hết lực lượng báo chí là những người cách mạng văn hóa, thổi hồn, thổi lửa cho nhân dân để cùng thực hiện thắng lợi các cuộc cách mạng lớn của dân tộc ta. Chắc chắn chúng ta làm được vì chúng ta đã làm, chúng ta có niềm tin vì chúng ta đã có kết quả. Tự tin, tự lực, tự cường và tự hào để chúng ta đi tiếp và phải đổi mới, sáng tạo, không được bảo thủ.

Tổng Bí thư Tô Lâm khi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã chỉ rõ: Kẻ thù lớn nhất của tuyên giáo và dân vận là bảo thủ, không đổi mới; thứ hai là nói không đi đôi với làm, nói rất hay sau thì làm trái.

Cái gì hôm qua đã tốt thì ngày mai phải tốt hơn, yêu cầu sự nghiệp càng cao thì càng phải phát huy hơn nữa bản lĩnh, trí tuệ, khí phách, đức hy sinh, để góp thêm niềm tin, thắp lửa vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Các chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Long An hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản và đăng ký chữ ký số để làm thủ tục hành chính trực tuyến.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Sự lựa chọn dũng cảm, đáng trân trọng

Trong "dòng chảy" cải cách hành chính mạnh mẽ, tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy nhà nước là bước đi tất yếu. Nhưng giữa những con số và kế hoạch tổ chức lại hệ thống, có hai nhóm người cần được nhìn nhận thấu đáo: những cán bộ sẵn sàng lùi lại vì cái chung và những nhân tài cần được giữ lại để dẫn dắt tương lai. Để không ai bị bỏ lại phía sau, càng không được để người tài ra đi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Cán bộ Đoàn và lực lượng công an hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID
Khoa học - Công nghệ

Cú hích để đất nước vươn mình

Trong thời đại công nghệ số, "Bình dân học vụ số" được kỳ vọng mang đến cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân, từ thành thị đến nông thôn, từ người trẻ đến người già. Đây chính là chìa khóa nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đà cho đất nước vươn mình mạnh mẽ.

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời

Trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đồng thời khởi xướng hai cuộc “cách mạng” lớn: tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 25.11.2024, và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024. Đây không chỉ là hai nhiệm vụ song song mà còn gắn bó chiến lược, tương hỗ chặt chẽ với nhau. Cả hai cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Bài 2: Chung tay tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Chung tay tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường

Với tầm nhìn đến 2030 và 2045, Nghị quyết số 57 đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, cạnh tranh toàn cầu nhờ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo​. Để hiện thực hóa khát vọng này, cần một hệ thống giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo bứt phá trên tất cả các phương diện: thể chế chính sách, nguồn lực nhân tài, doanh nghiệp và hệ sinh thái, hạ tầng và hợp tác quốc tế. Hãy chung tay gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chính trị

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững

Lời Tòa soạn: Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời phản ánh quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng toàn cầu, tạo ra xung lực mới đưa đất nước bứt phá vươn lên. Đây là bước đi kịp thời và chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt và Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu chậm chân. Vấn đề hiện nay là phải hành động cấp thiết để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực bứt phá cho sự phát triển của đất nước.
Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chủ đề này.