Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao

Chân thành, trách nhiệm và quyết tâm tạo nên những kết quả tốt đẹp hơn nữa

Chiều 18.3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và có lẽ cả với cử tri và Nhân dân theo dõi phiên chất vấn. Lần đầu tiên xuất hiện tại vị trí “ghế nóng” nhưng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trả lời cặn kẽ, đầy đủ 38 câu hỏi được 32 đại biểu Quốc hội đặt ra, qua đó cũng cho thấy một bức tranh tổng thể của ngành ngoại giao và cả những việc cần phải tiếp tục thực hiện để tạo nên những kết quả tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới.

Tạo dựng tin cậy chính trị cao hơn, tìm lĩnh vực đột phá trong quan hệ với các nước

Trong số các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có lẽ ít khi xuất hiện tại diễn đàn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở vị trí của người chịu trách nhiệm giải trình, trả lời chất vấn, và chịu trách nhiệm trả lời chất vấn chính thì chiều qua là lần đầu tiên.

Dù vậy, có thể thấy rằng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã sử dụng hiệu quả khoảng thời gian có hạn của phiên chất vấn để trả lời ngắn gọn, súc tích tất cả các vấn đề được ĐBQH đặt ra, trong đó có cả những nội dung đòi hỏi tầm nhìn bao quát và phải nắm rất chắc lĩnh vực quản lý.

Đơn cử như các chất vấn của ĐBQH Lê Thị Son An (Long An), ĐBQH Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) về thời cơ, thách thức đối với đất nước ta trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường hiện nay và Bộ Ngoại giao đã, sẽ tham mưu gì cho Chính phủ để có các kế hoạch, chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với các đối tác là thị trường lớn chủ chốt của Việt Nam cũng như hỗ trợ các địa phương tận dụng được cơ hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương?

Trả lời các nội dung này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ, các nội hàm mà nước ta rất quan tâm trong quan hệ với các đối tác quan trọng là: tạo dựng được sự tin cậy chính trị cao hơn; từ thế mạnh của từng đối tác, chúng ta thiết lập khuôn khổ để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo sâu sắc hơn, toàn diện hơn; đồng thời cũng tìm ra những đột phá trong quan hệ của ta với các đối tác.

Đơn cử, với Trung Quốc, điểm đột phá là phải tăng cường kết nối về hạ tầng, trong đó có hạ tầng về đường sắt giữa các tỉnh phía Bắc nước ta liên thông vào sâu nội địa Trung Quốc và sang cả các nước Trung Á, Đông Âu. Nếu hạ tầng này kết nối tốt, hàng hóa của chúng ta không chỉ sang Trung Quốc ở các tỉnh biên giới mà vào sâu trong nội địa và sang các nước Trung Á.

Hay với Hoa Kỳ, điểm đột phá trong hợp tác là ngành công nghiệp bán dẫn, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam để xây dựng hệ sinh thái của ngành công nghiệp bán dẫn; hai bên tiếp tục củng cố hợp tác về thương mại và đầu tư vì Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. “Nếu duy trì và mở thông được những việc này, cộng với việc chúng ta đang cùng hợp tác với Hoa Kỳ để công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường thì sẽ tạo đột phá thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư của ta với các đối tác”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Đó là những ưu tiên ở tầm vĩ mô, đi vào cụ thể hơn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ, Bộ Ngoại giao cũng đặc biệt quan tâm, phối hợp với các bộ, ngành, hỗ trợ các địa phương đi xúc tiến đầu tư, quảng bá và kết nối hợp tác với các đối tác về các lĩnh vực trọng điểm. Các địa phương hiện nay đã nghiên cứu rất kỹ, xây dựng, ký kết được các bản tuyên bố hợp tác và đề ra được kế hoạch riêng của địa phương mình để tranh thủ được thế mạnh của đối tác. “Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng đồng hành với các địa phương để triển khai việc này”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Đối với vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là ngoại giao kinh tế, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ 6 trọng tâm trong thời gian tới.

Một là, phát huy hiệu quả các khuôn khổ quan hệ đã thiết lập và nâng tầm trong thời gian qua để xác định trọng tâm hợp tác trong từng lĩnh vực với các đối tác. Trên cơ sở đó sẽ thông tin cho các địa phương, bộ ngành cùng nhau phối hợp triển khai để tranh thủ tốt nhất cơ hội được mở ra.

Hai là, tăng cường công tác nghiên cứu, phát hiện và kết nối các cơ hội để làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống. Động lực tăng trưởng truyền thống ở đây bao gồm xuất khẩu, đầu tư, du lịch. Trên cơ sở nâng tầm quan hệ với các đối tác rồi thì bây giờ chúng ta cũng nâng tầm hợp tác trong cả 3 lĩnh vực này với các đối tác.

Ba là, đẩy mạnh thu hút nguồn lực phục vụ cho thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Đó là tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hợp tác về chuyển đổi năng lượng. Đây là những lĩnh vực mới cần phải khai thác để phát huy. Hiện nay, cộng đồng quốc tế cũng đánh giá rất cao việc Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050 và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam thông qua các dự án hợp tác cụ thể. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các bộ, ngành để triển khai, cụ thể hóa.

Bốn là, hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn của đất nước ta, triển khai bằng các dự án hợp tác rất cụ thể.

Năm là, phát huy lợi thế, nâng cao hơn nữa vai trò ngoại giao trong nghiên cứu, tham mưu phục vụ cho điều hành của Chính phủ và các cơ quan của Đảng và Nhà nước ta.

Sáu là, tham gia đóng góp tích cực vào các định chế hợp tác kinh tế đa phương. Chúng ta duy trì được chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất là rất quan trọng trong thời gian tới, còn nếu không duy trì được, để xảy ra đứt gãy ở chỗ nào, chúng ta sẽ gặp ngay khó khăn, thách thức.

Chủ động, sáng tạo, vận dụng nhuần nhuyễn hơn nữa tư tưởng “ngoại giao cây tre”

Không né tránh bất cứ câu hỏi chất vấn nào, kể cả với những câu hỏi đề cập trực diện một số vấn đề tiêu cực, tính chất nhạy cảm, thậm chí là “nỗi đau” với những người làm công tác ngoại giao chân chính vừa qua như những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ ngoại giao vụ chuyến bay “giải cứu” trong đại dịch Covid-19..., Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn qua phần trả lời chất vấn thể hiện rõ sự cầu thị, chân thành và quyết tâm của không chỉ người đứng đầu mà còn của cả ngành ngoại giao trong việc khắc phục những tồn tại, khuyết điểm này.

“Chúng tôi đã rút ra một số biện pháp nhằm kiên quyết, kiên trì thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành, đặc biệt là các biện pháp về công tác cán bộ, công khai minh bạch trong tổ chức hoạt động; rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình, quy định liên quan đến những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, trong đó đặt trọng tâm là công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, trước hết là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”, Bộ trưởng cam kết.

Tất nhiên, với “sứ mệnh” rất đặc biệt của mình, ngành ngoại giao có trọng trách nặng nề, cũng là vinh dự lớn lao trong thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những biến động lớn, phức tạp, khó lường, có những diễn biến vượt khỏi dự báo thông thường như hiện nay thì toàn ngành ngoại giao càng phải nỗ lực nhiều hơn nữa, chủ động, sáng tạo, vận dụng nhuần nhuyễn hơn nữa tư tưởng “ngoại giao cây tre”, phát huy tối đa sức mạnh mềm để phụng sự cho sự phát triển của đất nước.

Trong đó, như Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chỉ rõ trong phát biểu kết luận phiên chất vấn: Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan cần tiếp thu tối đa ý kiến, góp ý của các ĐBQH, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Ngay sau phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ ban hành Nghị quyết để xác định rõ những công việc trọng tâm, cụ thể mà Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan, địa phương cần thực hiện. Với sự chân thành, cầu thị, trách nhiệm và quyết tâm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế đã thể hiện rõ tại phiên chất vấn, tin rằng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và ngành ngoại giao sẽ tạo nên những kết quả tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới.

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.