Thực hiện lời hứa với cử tri

Canh cánh con đường tránh Long Xuyên còn dang dở

Chia sẻ về thực hiện lời hứa với cử tri trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, ĐBQH NGUYỄN LÂN HIẾU cho rằng, bên cạnh những việc trong Chương trình hành động mà đến nay ông đã thực hiện được thì vẫn còn không ít những trăn trở, trong đó có vấn đề hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh An Giang. Theo đó, ông đã cố gắng đấu tranh, đề xuất kiến nghị nhưng có những việc lực bất tòng tâm như là “nợ’ của ông đối với cử tri, ví như là đường tránh Long Xuyên đang dang dở.

- Lời hứa với cử tri là niềm tin, là trách nhiệm của đại biểu. Vậy lời hứa nào ông đã hoàn thành, lời hứa nào còn dang dở, nuối tiếc ? 

- Tôi có 3 lời hứa với cử tri cũng khá là rõ ràng. Thứ nhất, tôi sẽ cố gắng xây dựng một bệnh viện tim mạch ở An Giang hoàn chỉnh. Lời hứa đó tính đến hôm nay gần như hoàn thành. Chúng tôi cũng đã có bệnh viện tim mạch ở An Giang xây dựng mới, mở rộng rất là khang trang với sự hỗ trợ của tỉnh. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là các bác sỹ, cán bộ nhân viên đã nắm rất là chắc tay nghề. Chúng tôi đã tiến hành làm tất cả những phẫu thuật phức tạp, can thiệp. Ví dụ như trong năm qua bệnh viện An Giang đã can thiệp gần 1.000 trường hợp mạch vành, tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim và hiện nay bệnh viện cũng tự tin triển khai những kỹ thuật mới mà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa có bệnh viện nào tiến hành. Lời hứa thứ hai là chúng tôi cố gắng hỗ trợ cho các hộ nghèo, gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đoàn ĐBQH tỉnh An Giang chúng tôi đã hỗ trợ an sinh xã hội mỗi khi có điều kiện. Lời hứa thứ ba là tổ chức việc khám tình nguyện cho các trẻ em cũng như người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh An Giang. Chúng tôi đã triển khai hoạt động này đều đặn hàng năm, thậm chí chúng tôi còn đưa được vào một chương trình tầm soát các bệnh lý sơ sinh cho tất cả các trạm y tế, các bệnh viện có sinh tại tỉnh An Giang.

ĐBQH, TS.BS Nguyễn Lân Hiếu (An Giang)
ĐBQH, TS.BS Nguyễn Lân Hiếu (An Giang)

- Qua tiếp xúc cử tri và qua các con số thống kê, thì làm thế nào để cử tri đánh giá được kết quả hoạt động của đại biểu, thưa ông?

- Điều này cũng khá đơn giản vì đấy là trách nhiệm không chỉ của ĐBQH mà còn của Đoàn ĐBQH, HĐND và các con số đã được thống kê đều được ghi nhận, tổng hợp thì trong các buổi tiếp xúc cử tri đặc biệt là trong các buổi tiếp cử tri cuối cùng của nhiệm kỳ. Những con số cũng phản ánh kết quả đạt được, những điều gì chưa được.

Tôi biết chắc hứa nhưng chưa chắc đã thành công tất cả như mong đợi vì không chỉ yếu tố chủ quan mà còn yếu tố khách quan. Chúng ta cần công khai kết quả hoạt động vừa để báo cáo, vừa rút kinh nghiệm để những kỳ tiếp theo đặc biệt những đại biểu tiếp tục tái cử tại địa phương cố gắng để hoàn thành những lời hứa của mình.

- Điều suy tư, trăn trở mà đến nay đại biểu thấy mình chưa làm được còn ‘‘nợ’’ cử tri? Thưa ông?

- Trong lĩnh vực địa phương thì điều tôi trăn trở nhất đấy chính là hệ thống hạ tầng của tỉnh An Giang tôi có thể dùng từ là rất khó khăn. Lời hứa của chúng tôi, chúng tôi đã cố gắng đấu tranh, cố gắng đề xuất kiến nghị nhưng có những việc lực bất tòng tâm như là “nợ’ của tôi đối với cử trị ví dụ như là đường tránh Long Xuyên. Một tỉnh lớn với gần 2 triệu dân nhưng không có một đường tránh nào, tôi nghĩ đây là tỉnh duy nhất trong cả nước không có đường tránh, mật độ xe cộ đi lại trên quốc lộ 91 (quốc lộ dọc tỉnh An Giang) quá đông, rất nhiều tình trạng kẹt xe và đặc biệt thương tâm là những tai nạn giao thông xảy ra. Chính vì vậy đây là cái mà tôi không thực hiện được ở tỉnh An Giang mặc dù hiện nay Chính phủ đã hứa sẽ triển khai nhưng từ khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định nhưng đến giờ này nguồn vốn vẫn vô cùng khó khăn. Tỉnh cũng đã bỏ vốn ra để giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch để cho trung ương đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa có “nhát cuốc” khởi công được.

Còn về vai trò ĐBQH đại diện cho ngành y tế thì chúng tôi cũng có những nỗi buồn riêng. Đặc biệt trong năm vừa qua mặc dù chất lượng, uy tính ngành y tế đã được khôi phục rất nhiều so với những năm trước. Nhưng việc bạo hành y tế vẫn hiện nay chưa được cải tiến. Đề xuất sửa đổi của tôi trong Bộ luật Hình sự để có tình tiết tăng nặng đối với việc hành hung nhân viên y tế cũng được ghi nhận nhưng trong thực tế vẫn rất nhiều sự vụ xảy ra. Chính vì vậy, tôi vẫn rất mong muốn, như là lời đề xuất của tôi là chúng ta có một bộ luật riêng hoặc điều luật riêng trong việc chống bạo hành nhân viên y tế.

- Ông sẽ thực hiện lời hứa còn dang dở của mình và đề ra những mục tiêu mới, nhiệm vụ mới trong chương trình hành động để vận động bầu cử nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV?

- Tôi cũng chính thức tham gia ứng cử ĐBQH Khóa XV, đại diện cho Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài thì ngoài 2 lĩnh vực ưu tiên của tôi trong suốt nhiệm kỳ Khóa XIV tôi vẫn tiếp tục theo đuổi đó là y tế và giáo dục. Ngoài ra, tôi cũng có một hướng đi nữa đó là sẽ tập trung phát biểu, nói lên những tiếng nói của người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta có gần 2 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, mà chúng ta đã có một đường lối rất là rõ ràng đó là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, từ trước đến nay tiếng nói cũng đã có xuất hiện trong diễn đàn Quốc hội nhưng nếu tôi được trúng cử thì đây sẽ là tiếng nói chính thức của Hội liên lạc những người Việt Nam ở nước ngoài để phản ánh lên Chính phủ những nguyện vọng và đặc biệt là sẽ tạo được hành lang pháp lý để thu hút nguồn lực rất lớn từ trí tuệ đến vật chất của những người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước trong giai đoạn tới.

- Xin cảm ơn ông!

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.