Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Cần hài hòa lợi ích các bên

Dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám và xem xét thông qua Kỳ họp thứ Chín. Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Luật đề xuất đối với mặt hàng thuốc lá giữ mức thuế 75% như hiện hành và thay đổi áp dụng mức thuế tuyệt đối cho mặt hàng này. Nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc kỹ lộ trình để bảo đảm hài hòa chính sách, tránh gây “sốc” khi tăng thuế đối với thuốc lá.

Thuốc lá lậu vẫn diễn biến phức tạp

Dù có những nỗ lực rất lớn từ Chính phủ, bộ ngành, các cơ quan chức năng, nhưng với đặc thù của Việt Nam có đường biên giới dài với các quốc gia láng giềng, nên thời gian qua tình hình thuốc lá lậu vẫn còn diễn biến phức tạp.

Đề cập đến vấn đề thuốc lá lậu, ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn 5 năm 2019 - 2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 59.637 vụ buôn lậu thuốc lá, đưa ra truy tố, xét xử nhiều tổ chức, cá nhân, tịch thu nhiều phương tiện vận chuyển. Tổng số thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ là 37,5 triệu bao.

Tăng thuế thuốc lá - cần lộ trình phù hợp và hài hòa lợi ích các bên -0
Ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý Thị trường chia sẻ về tình hình thuốc lá lậu

Lý giải về tình trạng buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, ông Kiều Dương cho rằng, bên cạnh yếu tố khách quan như vùng biên giới rộng, thì lợi nhuận do buôn lậu thuốc lá mang lại là rất lớn, lớn hơn cái giá mà người buôn lậu phải trả nếu như bị phát hiện và xử phạt.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), cũng đưa ra bức tranh cụ thể hơn về thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi tại nội địa. Thuốc lá lậu ước lượng chiếm 13% - 15% tổng sản lượng toàn Việt Nam (tương đương 4,8 - 5 tỷ bao).

Đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế đối với thuốc lá

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhắm đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Phương án 1: năm 2026, vẫn giữ nguyên tỷ lệ tính thuế 75% trên giá bán như hiện nay và bổ sung 2.000 đồng/bao. Từ năm 2027 - 2030, mỗi năm thuế tăng thêm 2.000 đồng/bao. Đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối là 10.000 đồng/bao. Phương án 2: Năm 2026, cùng với việc giữ nguyên mức 75%, mức thuế tuyệt đối với thuốc lá là 5.000 đồng/bao. Mỗi năm sau tăng thêm 1.000 đồng/bao. Đến năm 2030, thuế tăng lên 10.000 đồng/bao.

Hệ thống tính thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá điếu đã được xây dựng và có lộ trình, mức thuế suất được quy định tăng theo lộ trình từ 65% lên 70% (từ ngày 1.1.2016 – 31.12.2018) và lên 75% (từ ngày 1.1.2019) để thực hiện cam kết của Việt Nam tại Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá tại Chiến lược quốc gia phòngchống tác hại thuốc lá đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam đưa ra nhận định: Việt Nam trải qua rất nhiều cuộc cải cách thuế, trong đó có thuế TTĐB đối với thuốc lá. Tuy nhiên mức tăng thuế của chúng ta không tăng nhanh như đề xuất lần này của dự thảo Luật. 

Tăng thuế thuốc lá - cần lộ trình phù hợp và hài hòa lợi ích các bên -0
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam nêu kịch bản khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá

Việc thuế TTĐB đối với thuốc lá tăng nhanh có thể sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực không mong muốn. Bà Đinh Thị Quỳnh Vân cũng đưa ra kịch bản có thể xảy ra nếu thực hiện các phương án tăng thuế đối với thuốc lá. Theo đó, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại, thuốc lá lậu có thể tăng lên 50 tỷ điếu vào năm 2030, thất thu từ thuốc lá lậu có thể lên đến 40 nghìn tỷ đồng vào năm 2030 so với mức 5 - 6 nghìn tỷ đồng hiện tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, và rủi ro nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa, kéo theo việc làm của người lao động tại các nhà máy thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà phân phối, nhà bán lẻ chịu tác động tiêu cực. 

Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cũng đưa ra kịch bản tương tự với PwC: sản lượng hợp pháp giảm mạnh, thuốc lá lậu lại tăng lên nhanh chóng khi điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá theo đề xuất hiện nay. Cụ thể, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, sản lượng thuốc lá hợp pháp đều giảm mạnh vào năm 2030: thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế.

Ngược lại, việc tăng thuế, nếu không có biện pháp kiểm soát, có thể dẫn đến lượng thuốc lá lậu sẽ tăng mạnh. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025.

Việc tăng thuế thuốc lá ở một số nước trên thế giới cho thấy, Malaysia sau khi tăng thuế vào giai đoạn 2014-2015, sản lượng thuốc lá hợp pháp giảm 55% chỉ sau 5 năm, thuốc lá lậu chiếm 65% thị phần vào năm 2020, gây thất thoát 5,1 tỷ RM tiền thuế, thu ngân sách sau tăng thuế giảm so với thời điểm trước tăng thuế trong khi đó tổng lượng tiêu thụ thuốc lá lại tăng 5% sau khi tăng thuế và 3 nhà sản xuất thuốc lá lớn đã đóng cửa các nhà máy tại quốc gia này. Hay tại Đức, trong giai đoạn 2002 - 2005 khi thuế tuyệt đối tăng 48% và thuế tương đối tăng khoảng 8%, người tiêu dùng chuyển sang mua thuốc lá từ các quốc gia khác, lượng tiêu thụ thuốc lá hợp pháp giảm khoảng 34%, và ngân sách Nhà nước bị trì trệ.

Nhiều ý kiến lo ngại, việc tăng thuế cao và đột ngột có thể không hỗ trợ đạt mục tiêu tăng thu thuế đối với ngành hàng thuốc lá cũng như giảm tỷ lệ người hút. Cùng với đó, nếu không có biện pháp quản lý chặt thì có thể làm gia tăng thuốc lá lậu. Đồng thời, có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp và việc làm của người lao động.

Từ thực tế này, các chuyên gia đề nghị, cơ quan quản lý Nhà nước nên cân nhắc, tính toán thận trọng trên cơ sở xem xét các phân tích, mô hình hiện tại để có chính sách tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá phù hợp hơn. Việc tăng TTĐB cần có lộ trình hợp lý và có tính định hướng dài hạn nhằm để bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên. Điều này sẽ giúp đạt được mục tiêu của Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng, nhưng cũng đảm bảo sự ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước, hạn chế sự gia tăng đột biến của thuốc lá lậu, từ đó bảo vệ và hỗ trợ ngành thuốc lá nội địa chuyển đổi sang cơ cấu sản phẩm ít độc hại và hiệu quả hơn.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…