Các nước tìm giải pháp cho "mùa đông nhân khẩu học"

Nhà kinh tế chuyên về nhân khẩu học Jesús Fernández-Villaverde của Đại học Pennsylvania cho biết: “Mùa đông nhân khẩu học đang tới rồi” - đây là cụm từ thường được nhắc đến khi nói về tình trạng già hóa dân số kéo dài nhiều năm qua.

Thế giới đang đứng trước một cột mốc đặc biệt về nhân khẩu học, khi chẳng bao lâu nữa tỷ lệ sinh toàn cầu sẽ giảm xuống dưới mức cần thiết để có thể duy trì dân số ở mức hiện tại. Điều này sẽ tác động lớn đến các sinh hoạt của con người, sự phát triển của các nền kinh tế và thậm chí cả vị thế của các nước siêu cường.

Nỗi lo một xã hội ít trẻ em chưa từng thấy

Theo tờ Wall Street Journal, tại hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới, tỷ lệ sinh đang có xu hướng giảm ở nữ giới thuộc tất cả các nhóm thu nhập, trình độ học vấn và mức độ tham gia lực lượng lao động. Các yếu tố nhân khẩu học thường diễn ra chậm chạp, song sự suy giảm tỷ lệ sinh đột ngột (baby bust) lại diễn ra đặc biệt nhanh và trên diện rộng.

Các nhà nhân khẩu học nhận định rằng, mức sinh thay thế (replacement rate) là khoảng 2,2, có nghĩa là số lượng trẻ em mà mỗi phụ nữ cần có để duy trì dân số toàn cầu là 2,2 con/phụ nữ. Tuy nhiên, tại Mỹ, trong năm 2023, con số này từ lâu đã giảm xuống con số thấp nhất trong lịch sử là 1,62 con/phụ nữ. Và Hàn Quốc hiện là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, chỉ 0,62 con/phụ nữ. Một số nhà nhân khẩu học dự báo dân số thế giới có thể sẽ bắt đầu giảm mạnh trong vòng 40 năm tới.

Tại một số nước thu nhập cao, tỷ lệ sinh giảm xuống dưới mức sinh thay thế vào những năm 1970, và các nước đang phát triển cũng không thể tránh khỏi được tình trạng này. Vào năm ngoái, mặc dù Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới, nhưng quốc gia này vẫn ghi nhận tỷ lệ sinh thấp hơn mức sinh thay thế, ở mức 2 con/phụ nữ. Nhà kinh tế chuyên về nhân khẩu học Jesús Fernández-Villaverde của Đại học Pennsylvania cho biết: “Mùa đông nhân khẩu học đang tới rồi” - đây là cụm từ thường được nhắc đến khi nói về tình trạng già hóa dân số kéo dài nhiều năm qua.

Ảnh: Wall Street Journal
Ảnh: Wall Street Journal

Trước tình trạng ngày càng đáng lo ngại, chính phủ các nước giờ xem đây là một vấn đề cấp bách quốc gia vì lo sợ lực lượng lao động suy giảm nhanh chóng, khiến cho tăng trưởng kinh tế tụt dốc, các quỹ hưu trí sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính, và nỗi lo về một xã hội ngày càng ít trẻ em chưa từng thấy trong lịch sử. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu rằng, chứng kiến mức sinh (birthrate) sụt giảm mạnh khiến quốc gia này đứng trước câu hỏi rằng “liệu chúng tôi có thể tiếp tục duy trì chức năng như một xã hội hay không”.

Sự suy giảm dân số cùng sự phân ly trên toàn cầu đang khiến các bên đặt câu hỏi rằng liệu các quốc gia siêu cường như Mỹ, Trung Quốc… có thể duy trì vị thế của mình.

Áp lực kinh tế gia tăng

Xu hướng tỷ lệ sinh ngày càng kéo dài, sẽ kéo theo áp lực kinh tế ngày càng gia tăng, cũng như tình trạng thiếu lao động ngày càng trở nên phổ biến ở khắp các nước phát triển. Những thách thức này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tỷ lệ sinh giảm trong những năm tới, khiến dòng lao động trẻ ngày càng thu hẹp, từ đó gây thêm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và hưu trí.

Trong một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), nhà nhân khẩu học tại Hedgeye Risk Management Neil Howe đã chỉ ra rằng, tình trạng nhân khẩu học ngày càng tồi tệ có thể khiến đây trở thành “thập kỷ mất mát” thứ hai liên tiếp đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thông thường, các quốc gia phát triển sẽ hướng tới giải pháp là tăng lượng người nhập cư, nhưng giải pháp này sẽ kéo theo hai vấn đề lớn. Khi ngày càng nhiều quốc gia phải đối mặt với tình trạng dân số trì trệ, việc nhập cư giữa các quốc gia là một trò chơi có tổng bằng không.

Khi các nước phát triển nỗ lực lấp đầy những vị trí việc làm còn trống bằng cách tìm kiếm những người di cư có tay nghề thông qua các kênh chính thức, hợp pháp, tuy nhiên dòng vốn gần đây chủ yếu là những người di cư không có tay nghề, thường vào bất hợp pháp và xin tị nạn. Hơn nữa, mức độ nhập cư tăng mạnh hiện nay khiến cho Chính phủ các nước trở nên áp lực vì ngày càng khó kiểm soát, cũng như lo ngại về sự thay đổi văn hóa và nhân khẩu học. Dân số bản địa ngày càng giảm có thể làm tăng thêm những mối lo ngại như vậy. Chính vì vậy, các chuyên gia về nhân khẩu học thường phản đối mạnh mẽ biện pháp tăng cường lượng người nhập cư.

Thêm vào đó, khi tỷ lệ sinh giảm, nhiều khu vực và cộng đồng phải đối mặt với tình trạng giảm dân số, dẫn đến nhiều hậu quả từ trường học đóng cửa đến giá trị tài sản trì trệ. Một nền kinh tế có ít trẻ em hơn sẽ gặp khó khăn trong việc tài trợ lương hưu và chăm sóc sức khỏe cho tầng lớp người già ngày càng tăng.

Nỗ lực của các chính phủ

Các chính phủ hiện đang nỗ lực đảo ngược tình trạng tỷ lệ sinh giảm, khuyến khích người dân sinh đẻ thông qua các chính sách hỗ trợ.

Có lẽ không nước nào nỗ lực cải thiện tình trạng này lâu hơn Nhật Bản. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ đã được quốc gia này áp dụng trong nhiều năm qua như miễn phí chăm sóc thai sản tại bệnh viện và trợ cấp tiền cho các gia đình theo số con, Thủ tướng Fumio Kishida tiếp tục triển khai chương trình mới, trong đó tăng mức trợ cấp hàng tháng cho tất cả trẻ em dưới 18 tuổi bất kể thu nhập; miễn học phí đại học cho các gia đình có 3 con; đồng thời khuyến khích áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đang xem xét kế hoạch chi trả đầy đủ chi phí sinh con cho người dân thông qua hệ thống bảo hiểm y tế công cộng từ năm tài chính 2026, để người dân không phải chịu bất cứ chi phí sinh nở nào.

Đối với quốc gia đang chứng kiến tỷ lệ sinh thấp nhất hiện nay, Hàn Quốc dự kiến xây thêm nhiều nhà ở công cộng, đưa ra các khoản vay lãi suất thấp, nhằm tạo động lực và giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình trẻ. Ngoài ra, Chính phủ sẽ trợ cấp cho các cặp vợ chồng không sở hữu nhà, đồng thời hỗ trợ 300.000 won (334 USD) mỗi tháng, tối đa trong 2 năm, cho các bé sinh từ năm 2025.

Tại Singapore, nhằm giảm bớt chi phí nuôi dạy con, Chính phủ đã tích cực thúc đẩy các chương trình tài trợ tiền mặt trị giá 10.000 SGD, cho các bé mới sinh. Số tiền này sẽ tăng lên 13.000 SGD nếu gia đình sinh thêm bé thứ ba. Bên cạnh việc hỗ trợ tiền mặt, chương trình này còn cung cấp một tài khoản phát triển trẻ em, với khoản tiền gửi ban đầu là 5.000 SGD. Ngoài ra, các bé học mẫu giáo từ 18 tháng đến 6 tuổi cũng được Chính phủ hỗ trợ từ 150 - 600 SGD mỗi tháng, tùy theo tình trạng công việc của cha mẹ.

Trong khi đó, tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban đang thúc đẩy một trong những chương trình nghị sự về sinh con đầy tham vọng nhất của châu Âu. Năm ngoái, ông đã mở rộng quyền lợi thuế cho các bà mẹ để phụ nữ dưới 30 tuổi có con được miễn thuế thu nhập cá nhân trọn đời. Ngoài ra còn có các chính sách trợ cấp nhà ở và chăm sóc trẻ em, cùng với chế độ nghỉ thai sản hào phóng.

Tỷ lệ sinh của Hungary, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế, đã tăng lên từ năm 2010. Nhưng Viện Nhân khẩu học Vienna cho rằng, sự gia tăng này chủ yếu bắt nguồn từ những phụ nữ trì hoãn sinh con do cuộc khủng hoảng nợ xảy ra vào khoảng năm 2010, do đó nếu trừ những trường hợp này, tỷ lệ sinh của quốc gia này chỉ tăng nhẹ.

Dù nhiều chính phủ khác trên thế giới cũng có các chương trình tương tự nhằm ngăn chặn sự suy giảm tỷ lệ sinh nhưng hiệu quả không đáng kể. Thế giới vẫn đang đứng trước một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học nghiêm trọng đòi hỏi có những biện pháp căn cơ và quyết liệt hơn nữa.

Thế giới 24h

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.