Brazil: Áp dụng chế tài lớn hơn đối với người sử dụng lao động

Ngày 3.7.2023, Tổng thống Brazil ký phê chuẩn Luật số 14.611/2023, nhằm bảo đảm trả lương bình đẳng cho phụ nữ và nam giới thực hiện các hoạt động giống nhau, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập bất công vẫn còn tồn tại lâu nay.

Tăng đáng kể mức phạt đối với các hành vi vi phạm

Luật mới là một phần của gói gồm 25 biện pháp về bình đẳng do Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva công bố vào ngày 8.3. Nó bao gồm những nỗ lực giúp giải quyết tình trạng bạo lực và bất bình đẳng về kinh tế dựa trên giới tính mà phụ nữ Brazil đang phải đối mặt.

,Bài 3- Brazil: Tạo chế tài lớn hơn đối với người sử dụng lao động
Tạo chế tài lớn hơn đối với người sử dụng lao động. Nguồn: ITN

Trong số nhiều quy định, luật mới sửa đổi Điều 461 của Bộ luật Lao động để quy định rõ ràng các tiêu chí bắt buộc về trả lương và thù lao ngang nhau đối với phụ nữ và nam giới thực hiện cùng một công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. Theo quy định của pháp luật, “công việc có giá trị ngang nhau” là công việc được thực hiện với năng suất và mức độ hoàn thiện kỹ thuật như nhau.

Trong trường hợp phân biệt đối xử vì giới tính, chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc hoặc tuổi tác, việc trả tiền chênh lệch lương cho người lao động bị phân biệt đối xử không xóa bỏ quyền kiện bồi thường thiệt hại tinh thần của họ. Doanh nghiệp nào không trả lương bình đẳng sẽ phải chịu phạt với số tiền gấp 10 lần mức lương công bằng mà người bị phân biệt đáng được hưởng. Con số này sẽ tăng lên gấp đôi nếu tái phạm. Khoản tiền phạt trên thể hiện mức tăng đáng kể so với mức trước đây được quy định trong Bộ luật Lao động. Hiện tại, mức phạt tối đa cho hành vi đó là vào khoảng 4.000 BRL (xấp xỉ 20 triệu VND).

Tuy nhiên, có một thay đổi đáng chú ý trong luật mới là, các doanh nghiệp có thể được miễn yêu cầu trả lương bình đẳng trong từng trường hợp cá nhân nếu họ đưa ra thỏa thuận tập thể và đệ trình kế hoạch lao động, tiền lương cho toàn công ty.

Theo luật, sự bình đẳng về mức lương và tiêu chí trả lương giữa phụ nữ và nam giới sẽ được bảo đảm thông qua các biện pháp sau: thiết lập cơ chế minh bạch về mức lương và tiêu chí trả lương; tăng cường kiểm tra chống phân biệt đối xử trong việc trả lương và tiêu chí trả lương giữa phụ nữ và nam giới; cung cấp các kênh cụ thể để tố cáo phân biệt đối xử về mức lương; khuyến khích đào tạo để giúp phụ nữ gia nhập, ở lại và thăng tiến tại thị trường lao động trong điều kiện bình đẳng với nam giới; đào tạo các nhà quản lý, lãnh đạo và người lao động có quan điểm bình đẳng giới trong thị trường việc làm, có đánh giá kết quả…

Kỳ vọng bổ sung 0,2 điểm phần trăm vào GDP

Các công ty có từ 100 nhân viên trở lên được yêu cầu công bố các báo cáo minh bạch về tiêu chí lương thưởng nửa năm một lần và gửi cho Bộ Lao động. Nội dung của nó bao gồm dữ liệu về tỷ lệ phụ nữ và nam giới trong các vai trò quản lý, đi kèm với thông tin về các bất bình đẳng khác có thể phát sinh từ chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tuổi tác, cũng như việc tuân thủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân hay quy định cụ thể khác... Các báo cáo này giúp thanh tra Bộ có thể kiểm tra mức thu nhập mà lao động nam và nữ được trả. Mọi người có thể báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật thông qua trang web của Bộ Lao động hoặc qua đường dây nóng. Trong trường hợp phát hiện sự bất bình đẳng về mức lương hoặc tiêu chí trả lương, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân sẽ phải trình bày và triển khai kế hoạch hành động để giảm thiểu tình trạng đó, kèm theo mục tiêu và thời hạn, đồng thời bảo đảm sự tham gia của đại diện từ các tổ chức công đoàn lẫn đại diện của người lao động tại nơi làm việc.

Theo Viện Địa lý và thống kê Brazil, một phụ nữ ở Brazil kiếm được trung bình 78% so với thu nhập của một đàn ông khi làm công việc tương tự, trong khi phụ nữ đại diện cho hơn một nửa dân số Brazil. Tỷ lệ này thậm chí giảm xuống còn 46% đối với phụ nữ da màu. Khoảng cách chênh lệch cũng rất cao đối với những người nắm vị trí lãnh đạo và quản lý, nơi phụ nữ chỉ kiếm được 62% lương so với nam giới cùng chức vụ.

Luật pháp Brazil yêu cầu trả lương bình đẳng cho nam giới và phụ nữ kể từ năm 1943, nhưng khoảng cách lương vẫn còn. Theo Bộ trưởng Bộ Phụ nữ Brazil Cida Gonçalves, “phụ nữ đã chờ đợi ngày này ít nhất 80 năm” (ngày luật thông qua và ký ban hành). Bà nhấn mạnh, “bình đẳng là quyền cơ bản, nó thực sự cần thiết và cấp bách. Thông qua bình đẳng, chúng ta có thể tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi”. Nữ lãnh đạo này đề cập đến một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế, trong đó chỉ ra rằng, chính sách trả lương cân bằng sẽ giúp bổ sung thêm 0.2 điểm phần trăm vào GDP của một quốc gia. “Chúng tôi đang nỗ lực làm việc để biến điều này thành hiện thực ở Brazil”, bà bày tỏ.

Quốc tế

Nepal siết chặt điều kiện cấp phép leo núi Everest
Thế giới 24h

Nepal siết chặt điều kiện cấp phép leo núi Everest

Trong nỗ lực tăng cường an toàn và giảm tình trạng quá tải trên đỉnh Everest, Nepal dự kiến sẽ chỉ cấp phép leo núi cho những ai đã từng chinh phục ít nhất một ngọn núi cao trên 7.000 mét trong lãnh thổ nước này. Quy định mới nằm trong dự thảo luật vừa được trình lên Thượng viện Nepal, nơi liên minh cầm quyền đang nắm thế đa số và nhiều khả năng sẽ thông qua.

AI tham gia vào toàn bộ “vòng đời” dự luật
Nghị viện thế giới

AI tham gia vào toàn bộ “vòng đời” dự luật

Nằm giữa rừng và biển Baltic, Estonia - quốc gia nhỏ bé 1,3 triệu dân đã định nghĩa lại ý nghĩa của một “xã hội số” khi đưa toàn bộ hệ thống hành chính lên nền tảng trực tuyến. Người dân có thể bỏ phiếu qua internet, khai thuế trực tuyến chỉ trong vài phút, hay đăng ký kết hôn mà không cần rời khỏi nhà. Giờ đây, Quốc hội của đất nước này - Riigikogu, đang tiên phong ở một biên giới mới: tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình soạn thảo luật. Sự chuyển mình này hứa hẹn sẽ làm cho việc lập pháp nhanh hơn, chính xác hơn và bao trùm hơn - nhưng cũng đặt ra những câu hỏi sâu sắc về tính minh bạch, trách nhiệm và vai trò của con người trong nền dân chủ.

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ kết nối với cử tri thông qua văn phòng địa phương
Nghị viện thế giới

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ kết nối với cử tri thông qua văn phòng địa phương

Ngay sau kỳ nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ là Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Theo quy định, trước và sau mỗi kỳ họp, các đại biểu Quốc hội lại tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Mới đây, Đoàn công tác của Văn phòng Quốc hội đã có dịp tới thăm và tìm hiểu cách thức các Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ tiến hành tiếp xúc cử tri, trong đó có nhiều hình thức giúp những người đại diện phản hồi nhanh chóng các vấn đề mà cử tri quan tâm.

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng
Quốc tế

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng

Sự cố mất điện đã khiến phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng một phần Tây Nam nước Pháp bị tê liệt kể từ trưa ngày 28.4 (theo giờ địa phương). Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt bị gián đoạn, dịch vụ điện thoại bị "đóng băng", còn hệ thống đèn giao thông và máy rút tiền ATM đều ngừng hoạt động.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.