Bộ KHCN họp báo Quý II: Giải đáp nhiều vấn đề báo chí và dư luận quan tâm

Tại buổi Họp báo thường kỳ Quý II do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức vừa qua, rất nhiều vấn đề đã được các nhà báo đặt câu hỏi như doanh nghiệp gặp khó khăn, thuận lợi như thế nào khi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cũng như khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định CPTPP?; Những điểm mới của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; Bộ KHCN đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gỡ khó cho thị trường nông sản Việt Nam;… Thứ trưởng Bùi Thế Duy và Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã giải đáp và cung cấp các thông tin liên quan đến các nhà báo tại buổi họp báo.

Hình thành, thúc đẩy hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo Việt Nam

Trả lời câu hỏi của nhà báo Báo điện tử VTV liên quan đến thời điểm cũng như nội dung của Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 (AI for VietNam 2019), Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Thế Duy cho biết, trong hai ngày 15 và 16 tháng 8 tới đây, tiếp nối các sự kiện liên quan đến AI những năm trước, Bộ KHCN chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và một số đơn vị liên quan tổ chức sự kiện AI for VietNam 2019. Năm nay, đã hình thành một ngày hội về AI với quy mô rộng rãi, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới với các bài diễn thuyết về thành tựu mới nhất, những ứng dụng và định hướng công nghệ của AI,…

Trong khuôn khổ Ngày hội AI sẽ diễn ra chuỗi sự kiện như các hội thảo chuyên đề chia theo từng lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo trong du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ tài chính..; các hội chợ, triển lãm ngoài trời về AI và có những trình diễn về cuộc đua số như xe không người lái, máy bay, cánh tay robot… Bên cạnh đó, nhiều CEO, lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và startup trong nước cũng tụ họp để cùng bàn giải pháp, khuyến nghị cho phát triển AI tại Việt Nam. Đặc biệt, sẽ diễn ra vòng chung kết và lễ trao giải của 2 Hackathon về AI tại Việt Nam, Thứ trưởng cho biết.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh trao đổi với báo chí tại buổi Họp báo
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh trao đổi với báo chí tại buổi Họp báo

Sự kiện hướng đến mục tiêu hình thành, thúc đẩy hệ sinh thái về AI tại Việt Nam; kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu về phát triển ứng dụng công nghệ AI; kết nối các nhà khoa học ở Việt Nam đang nghiên cứu và có các sản phẩm về AI; kết nối các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đặc biệt là các chuyên gia của Việt Nam ở nước ngoài, các công ty hàng đầu đang nghiên cứu ứng dụng phát triển AI tại Việt Nam như FPT, VNPT, Toppica,…; phát triển cộng đồng AI tại Việt Nam, hình thành đội ngũ chuyên gia và phát triển mạng lưới tính toán hiệu năng cao về AI.

Nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, Bộ KHCN đã triển khai phát hành văn bản điện tử của Bộ KHCN tới 95 cơ quan, đơn vị tham gia Trục liên thông văn bản quốc gia. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực, chủ động hội nhập thương mại quốc tế, là công cụ quan trọng để bảo đảm hoạt động quản lý theo chuẩn mực, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tính đến ngày 05.6.2019, đã thẩm định 185 TCVN, công bố 40 TCVN do các bộ, ngành xây dựng; làm thủ tục đề nghị thành lập lại và thay đổi thành viên của 14 Ban kỹ thuật và Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; tiếp nhận, thẩm tra các hồ sơ và tổ chức thẩm định 19 dự thảo QCVN của các bộ, ngành; góp ý 35 TCVN của các bộ, ngành; góp ý 20 QCVN của các bộ, ngành và 10 quy chuẩn địa phương (QCĐP) của các địa phương.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên về những hành động của Bộ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm (nhất là nông sản) đang gặp phải những rào cản nhất định từ các quốc gia nhập khẩu hàng hóa không chỉ Trung Quốc mà các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh cho biết, vấn đề này đang được xã hội hết sức quan tâm.

Trước tình hình đó, để triển khai Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19.01.2019 của Thủ tướng Chính phủ), thời gian qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tại 63 tỉnh thành, 8 Bộ chuyên ngành để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai Đề án. Mục tiêu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng ứng dụng các công nghệ để truy xuất nguồn gốc, vượt qua rào cản các nước đối tác đặt ra.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm chia sẻ về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp
Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm chia sẻ về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp

Gần đây có nhiều quy định chặt chẽ liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản. Nhận được sự chỉ đạo của Bộ KHCN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chủ động tích cực, phối hợp với các cơ quan liên quan để tìm hướng đi thích hợp với các giải pháp tốt nhất, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản Việt, mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã làm việc Tập đoàn Chứng nhận và Kiểm định Trung Hoa (CCIC) và ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, “thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc đối với 8 loại nông sản Việt Nam như: nhãn, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu,… Đây là hành động rất thiết thực giúp nông sản của chúng ta vượt qua rào cản này”, ông Linh cho biết.

Cũng theo ông Linh, hiện tại Bộ đang phối hợp thực hiện nhiều nội dung liên quan truy xuất nguồn gốc như xây dựng thông tư hướng dẫn truy xuất nguồn gốc, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện các tiêu chuẩn cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tích cực triển khai xây dựng cổng thông tin về truy xuất nguồn gốc, xây dựng các mô hình thí điểm về truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm. Trong đó, đặc biệt hướng về những sản phẩm hàng hóa chủ lực, hàng hóa xuất khẩu.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ những quy định về sở hữu trí tuệ

Chia sẻ về việc doanh nghiệp có gặp khó khăn gì khi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cũng như khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khác được ký kết,  Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm cho rằng Luật SHTT (Luật số 42/2019/QH14) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.6.2019. Trong đó, thực hiện một phần những cam kết của chúng ta trong CPTPP.  Hiệp định CPTPP quy định về quyền SHTT rất cao. Các quy định của CPTPP hay các FTA khác cũng như Luật SHTT mục tiêu chính là bảo vệ kết quả sáng tạo, bảo vệ các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp có thành quả sáng tạo, chứ các quy định này không nhằm gây khó cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Lâm cũng chia sẻ, nếu doanh nghiệp và nhà khoa học không hiểu rõ CPTPP thì sẽ gặp bất lợi. Thậm chí, nếu không cập nhật thông tin, vô tình xâm phạm thì sẽ phải chịu chế tài cao theo quy định của CPTPP.

Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ Nguyễn Nam Hải chia sẻ một số quy định mới về về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ Nguyễn Nam Hải chia sẻ một số quy định mới về về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Cung cấp thêm thông tin, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhãn hiệu, sáng chế, bí quyết kỹ thuật… là những “tài sản” vô hình nhưng rất giá trị. Khi chúng ta tham gia CPTPP, các chế tài với xâm phạm SHTT càng cao hơn, thậm chí một số hiệp định còn tăng mức hình sự hóa. Do đó, doanh nghiệp cũng như người dân, nhà khoa học cần phải tìm hiểu để tránh việc vô tình vi phạm về SHTT và phải chịu chế tài xử phạt cao.

Luật SHTT sửa lần này theo hướng đơn giản hóa và giảm bớt thủ tục. Ví dụ việc bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ tạo thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải tự trang bị kiến thức nhiều hơn nữa để bảo vệ mình, tự hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ của mình, tuân thủ theo đúng Luật SHTT, cơ quan quản lý nhà nước sẽ bảo vệ bằng hành lang pháp lý.

Nhiều quy định mới về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Chia sẻ về những điểm mới trong Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (Quyết định 18), Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ Nguyễn Nam Hải cho biết việc xây dựng, ban hành Quyết định 18 thay thế Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN trước đây là nhằm tiếp tục quản lý chặt chẽ, ngăn chặn nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có công nghệ lạc hậu, không đảm bảo an toàn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao nhiều năng lượng nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị để duy trì sản xuất, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Mục tiêu này càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xu thế chuyển dịch đầu tư đang diễn ra, với sự ổn định về chính trị và môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Việt Nam đang trở thành một trong các điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Về cơ bản, theo Quyết định 18, không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, tiêu chí nhập khẩu được căn cứ vào tuổi thiết bị là không vượt quá 10 năm và máy móc, thiết bị phải được sản xuất phù hợp với QCVN, TCVN hay tiêu chuẩn quốc gia của nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Dựa trên phân tích đặc thù bản chất hoạt động của máy móc, thiết bị và thực tiễn sử dụng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp và có sự thống nhất của các Bộ quản lý chuyên ngành, chỉ có 16 loại máy móc, thiết bị cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí, sản xuất, chế biến gỗ, máy và thiết bị cơ khí trong sản xuất giấy và bột giấy trong tổng số 135 loại máy móc, thiết bị thuộc 02 chương 84 và 85 của Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo Quyết định là được áp dụng tiêu chí tuổi thiết bị trong khoảng từ 15 đến 20 năm. Trong một số trường hợp đặc thù cần nhập máy móc, thiết bị đơn lẻ đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá mức quy định để duy trì hoạt động sản xuất, Quyết định cũng quy định hồ sơ, trình tự giải quyết tại Bộ KH&CN và các Bộ, ngành liên quan một cách cụ thể và chặt chẽ. Trong trường hợp này, năng lực còn lại thực tế của máy móc, thiết bị phải còn trên 85% công suất/hiệu suất và tiêu hao năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế và máy móc, thiết bị phải đáp ứng nhiều tiêu chí cụ thể khác. Việc đánh giá theo các tiêu chí này do Tổ chức Giám định có năng lực thực hiện.

Đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, để đạt yêu cầu nhập khẩu, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải đáp ứng được đồng thời 05 tiêu chí, bao gồm: được sản xuất phù hợp với QCVN, TCVN hay tiêu chuẩn quốc gia của nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; công suất hoặc hiệu suất còn lại so với thiết kế (không thấp hơn 85%); mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng so với thiết kế (không quá 15%); công nghệ không thuộc công nghệ cấm chuyển giao, hạn chế chuyển giao (theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ); là công nghệ đang sử dụng phổ biến trong ít nhất 03 cơ sở thuộc các nước thuộc khối OECD. Việc đánh giá năng lực thực tế còn lại của dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Tổ chức Giám định có năng lực tiến hành đánh giá ngay tại nguồn nước xuất khẩu, trong tình trạng dây chuyền còn đang hoạt động và chưa được tháo dỡ.

Một điểm mới nữa trong Quyết định 18 là hiện nay chỉ cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Nhìn chung, các biện pháp quản lý mới này vừa bảo đảm bảo quản lý chặt chẽ vừa tháo gỡ được các vướng mắc trong giai đoạn trước đây của các doanh nghiệp trong hoạt động này. Cùng với các biện pháp cải cách hành chính theo tiêu chí rõ ràng, minh bạch trong quy trình thủ tục nhập khẩu, trong hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, Quyết định 18 đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh gía và phản hồi tích cực. Kể từ thời điểm Quyết định số 18 có hiệu lực kể từ ngày 15.6.2019 cho tới nay, Bộ KHCN cũng đã chủ động phối hợp với Tổng cục Hải quan để tăng cường hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc giúp cho doanh nghiêp tuân thủ đúng quy định trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

Khoa học

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh
Khoa học

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh

Thảo luận tại phiên AI Summit - AI4VN 2024, các chuyên gia cho rằng, để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI gồm con người, tài nguyên và công cụ. Trong đó, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển AI tạo sinh. Khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ và chủ động kiểm soát nội dung, bảo đảm an toàn dữ liệu quốc gia.

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững
Khoa học

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững

Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 - AI4VN 2024, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều lĩnh vực kinh tế được hưởng lợi từ AI. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng đặt ra nhiều thách thức.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”
Khoa học

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”

Ngày 23.8, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội đã khai mạc Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam  (AI4VN) 2024 với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh". Tham dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.