Bến Tre: Đưa chính sách an sinh đến gần hơn với người dân

Thời gian qua, BHXH tỉnh Bến Tre đã tranh thủ vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả công tác BHXH, BHYT tại địa phương, góp phần bảo đảm các mục tiêu về an sinh xã hội.

Từng bước mở rộng mạng lưới an sinh

Ngày 23.2.2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Ngay sau khi chỉ thị được ban hành, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông ký kết, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch truyền thông, quán triệt chỉ thị, một số hoạt động nổi bật như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – BHXH tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến phổ biến, quán triệt chỉ thị, truyền tải, lan tỏa tới hơn 4.300 đại biểu là lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, cán bộ tuyên giáo các cấp; phối hợp xuất bản gần 7.000 quyển tài liệu tuyên truyền nhằm phổ biến, triển khai thực hiện chỉ thị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị.

Với vai trò là đơn vị chủ trì, triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Đảng ủy BHXH tỉnh phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, chủ động ban hành Nghị quyết tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể đảng viên, công chức, viên chức người lao động hệ thống BHXH tỉnh hưởng ứng, tích cực tham gia cho người thân trong gia đình. BHXH tỉnh thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng truyền thông, nghiệp vụ cho viên chức BHXH tỉnh, cộng tác viên, nhân viên thu.

Đến tháng 7.2024, trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức dịch vụ với 225 điểm thu/157 xã, phường, thị trấn, với 738 nhân viên thu; thường xuyên rà soát, quản lý hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định, từng bước mở rộng hệ thống mạng lưới, đa dạng hóa đội ngũ làm công tác truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia.

Bến Tre: Đưa chính sách an sinh đến gần hơn với người dân -0
Nhiều kết quả khả quan trong công tác phát triển bảo hiểm xã hội tại Bến Tre. Ảnh: BH

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã sáng tạo nhiều hình thức truyền thông mới để truyền tải vai trò, tính nhân văn chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình như sáng tác, truyền thông bài vọng cổ “Thỏa nguyện an sinh”; phối hợp tổ chức Hội thi Truyền thông viên chính sách BHXH, BHYT; BHXH các huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; triển khai hiệu quả mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện”…

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập gần 500 tổ “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện” với trên 5.000 thành viên tham gia, 4.000 người đã tham gia BHXH tự nguyện. Mô hình này đã được các cấp công nhận là mô hình dân vận khéo; tham mưu phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, kết quả, toàn bộ 100% người thuộc hộ cận nghèo trên toàn tỉnh đã được cấp thẻ BHYT.

Công tác giám định BHYT, sử dụng Quỹ BHYT thực hiện đúng quy định; không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi, sự hài lòng của người bệnh khi khám chữa bệnh BHYT; theo dõi, nắm bắt tình hình dư luận, phản ánh của cử tri liên quan đến việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Giải quyết hưởng các chế độ cho người tham gia kịp thời, đúng quy định; tăng cường rà soát, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của ngành bảo đảm chính xác, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của người tham gia…

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông

Đánh giá kết quả bước đầu, Giám đốc BHXH tỉnh Bến Tre Dương Văn Thắng cho biết, sự ra đời của Chỉ thị số 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tạo nên một bước chuyển mới, mang tính đột phá có ý nghĩa chiến lược quan trọng, thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đúng lúc, kịp thời của cấp ủy Đảng địa phương; nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, tinh thần trách nhiệm của cả hệ hống chính trị đối với nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Đặc biệt, BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác truyền thông, vận động phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

“Công tác triển khai Chỉ thị được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo một cách nghiêm túc, đồng bộ, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, phát huy vai trò nêu gương, chủ động, tích cực tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho người thân, gia đình” ông Thắng nhấn mạnh.

Tính đến ngày 31.7, số người tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh là 13.139 người đạt 52,43% chỉ tiêu tại Quyết định số 652/QĐ-UBND, tăng 1.464 người so với cùng kỳ năm 2023, tăng 2.018 người so với thời điểm trước khi có chỉ thị. Số người tham gia BHYT hộ gia đình là 469.826 người đạt 102,7% chỉ tiêu tại Quyết định số 652/QĐ-UBND, tăng 13.096 người so với cùng kỳ năm 2023, tăng 39.307 người so với thời điểm trước khi có chỉ thị.

Để triển khai thực hiện hiệu quả chỉ thị trong thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, thường xuyên, chủ động trong công tác tham mưu; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao hơn nữa hiệu quả các chương trình phối hợp với các ngành chức năng; chú trọng phát triển nhóm người tham gia BHXH tự nguyện, duy trì 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, phát triển BHYT hộ gia đình tại các xã không còn được cấp thẻ BHYT theo chính sách xã khó khăn vùng bãi ngang, ven biển.

Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, kế hoạch phối hợp giữa BHXH với các cơ quan, ban, ngành; không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số bảo đảm lợi ích, sự hài lòng cao nhất của người tham gia…

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.