Những ánh sao Khuê:

Bế Chấn Hưng - Những kỷ niệm với một Chủ tịch tỉnh đáng kính

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ghi nhận những công lao to lớn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng, Nhà nước đã trao tặng đồng chí Bế Chấn Hưng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh vì “đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”.

Ngày 5.8.1964, đế quốc Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh của chúng ra cả đất nước ta. Thực hiện chủ trương của Nhà nước, các trường phải sơ tán ra khỏi Thủ đô, lên núi rừng Việt Bắc. Đại học Nông nghiệp lên Cao Bằng, Đại học Tổng hợp đến Thái Nguyên, còn Đại học Bách khoa lên Lạng Sơn và “đóng đô” tại hai huyện Tràng Định và Văn Lãng. Để bảo mật, Trường lấy bí danh là “Trường Văn hóa Hà Huy Tập” và trong nội bộ gọi là khu C. Các khoa mang mật danh là các H và được bố trí ở sâu trong các khu rừng rậm, nằm men theo sông Kỳ Cùng - con sông duy nhất bắt nguồn từ Việt Nam chảy sang Trung Quốc.

Lo cho một gia đình đi sơ tán đã là chuyện khó. Nay phải sơ tán tới hơn 3 nghìn con người với hàng nghìn tấn trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập, lo chỗ ăn, chỗ ở, nơi làm việc, phòng học, xưởng thực tập cho từng ấy con người đâu phải là chuyện đơn giản.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Lấy sức ta mà xây dựng cuộc sống cho ta”, thầy trò Trường Đại học Bách khoa đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đốn tre, nứa tự làm lán, trại, dựng lớp học; khai hoang trồng ngô, khoai, sắn; thành lập trang trại Đào Viên chăn nuôi trâu, bò, lợn để cải thiện đời sống, khắc phục tình trạng “đói cơm”, “thèm thịt”, chấm dứt cảnh “canh toàn quốc, nước mắm đại dương”. Nhờ đó, trong suốt 3 năm sơ tán, Trường đã thực hiện tốt khẩu hiệu “Dạy tốt, học tốt” và được nhận Cờ thi đua xuất sắc nhất của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nói đến thành quả trên, không thể không nhắc đến sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính và đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt của đồng chí Bế Chấn Hưng, lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh.

Bế Chấn Hưng - Những kỷ niệm với một Chủ tịch tỉnh đáng kính
Đồng chí Bế Chấn Hưng, nguyên Khu Ủy viên Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn

Do hầu hết thầy và trò Trường Đại học Bách khoa lần đầu lên sống ở núi rừng, chưa quen phong tục, tập quán cũng như nếp sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nên đã xảy ra nhiều chuyện “dở khóc, dở cười”, làm phiền lòng đồng bào và các đồng chí lãnh đạo địa phương.

Chuyện đầu tiên là việc khai thác tre, nứa để dựng nhà ở và lớp học. Để bảo mật, các khoa được bố trí phân tán trong rừng sâu, xa dân và gần các rừng tre, luồng, nứa, nhiều người nhầm tưởng rừng tre là rừng tự mọc, nên tranh thủ khai thác. Ở khoa Xây dựng, sang ngày khai thác thứ ba thì bà con đến bao vây, đòi “phạt vạ”. Theo “cái lý” của đồng bào thì: “Tre đẻ ra măng, măng lớn thành tre, tre mẹ đẻ tre con, chặt một cây, phải trả tiền mười cây”.

Bà con thì không thạo tiếng Việt, còn thầy trò thì “mù” tiếng Tày, Nùng. Do ngôn ngữ bất đồng, tình hình đã căng thẳng, qua đường dây nóng, Trường kịp thời báo cáo với lãnh đạo tỉnh. Ngay chiều hôm đó, Chủ tịch Bế Chấn Hưng cùng một số cán bộ và già làng, trưởng bản ở địa phương có mặt và sự việc được giải quyết êm đẹp. Bà con thông cảm và chỉ bắt chặt cây nào trả tiền cây đó.

Câu chuyện thứ hai mà thầy trò nhà trường không thể nào quên sự giúp đỡ của Chủ tịch Bế Chấn Hưng và Phó Chủ tịch Trần Đình Long là việc một thầy giáo dạy Toán bị bắt ở Ma Mèo. Ma Mèo là địa giới giáp gianh giữa ta với bạn. Ở đây có dãy núi đá, sau dãy núi là đất của bạn. Về Hà Nội nhận tem phiếu đi lên đến đây, ông bạn tôi đi vệ sinh, chẳng may “vượt biên” sang đất bạn và bị lính biên phòng bạn “tóm”. Các đồng chí đi cùng đã trình bày với bạn vì sao anh có nhiều tem phiếu lương thực, thực phẩm, song bạn vẫn không nghe và nghi anh là “tên phe” tem phiếu và giải anh về Bằng Tường để thẩm tra. Chúng tôi báo cáo gấp sự việc với lãnh đạo tỉnh. Chủ tịch Bế Chấn Hưng yêu cầu Trường làm công văn lý giải việc vị giáo sư trên và cử người cùng ngoại vụ tỉnh sang Bằng Tường kèm theo thư của mình gửi lãnh đạo Bằng Tường.

Vốn là, sơ tán lên Lạng Sơn ở phân tán thành nhiều nơi cách xa nhau, mỗi khoa tổ chức một bếp ăn riêng cho giáo viên và cán bộ, nhân viên của khoa mình. Do thiếu người, các khoa phân công giáo viên thay phiên nhau làm quản lý với nhiệm vụ: chấm cơm hàng ngày; cân, đong, đo, đếm, xuất lương thực, thực phẩm từng bữa và hàng tháng về Hà Nội nhận tem phiếu lương thực, thực phẩm cho cán bộ toàn khoa ở khu sơ tán.

Khi tổ ngoại vụ của tỉnh và cán bộ của Trường đến Bằng Tường thì vị “giáo sư” đó đã được bạn trả tự do với lời xin lỗi “do anh em ở cơ sở của chúng tôi kém hiểu biết” và được bạn tổ chức cho đi tham quan Nam Ninh.

Chuyện thứ ba gây phiền toái cho tỉnh và chúng tôi lại phải nhờ Chủ tịch Bế Chấn Hưng can thiệp, đó là chuyện mấy thầy giáo đi mảng qua sông để dạy học. Do mưa to, gió mạnh, lũ lớn, mảng trôi tuột sang Trung Quốc và bị bạn giữ lại. Thời đó, các giáo trình, tài liệu tham khảo phần lớn là của Liên Xô, mà Trung - Xô lúc đó đang có sự bất hòa nên các thầy mang theo những tài liệu này được bạn “chăm sóc” cẩn thận. Mãi mười ngày sau khi có công văn do chính Chủ tịch tỉnh ký, Trường mới đón được các đồng chí đó trở về.

Lớp cán bộ cũ của Trường Bách khoa chúng tôi mãi mãi không quên công ơn giúp đỡ của cán bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, trong đó Chủ tịch Bế Chấn Hưng có vai trò quan trọng trong suốt ba năm sơ tán. Khi trở về, thông cảm với những khó khăn của Trường, tỉnh lại cho phép Trường được khai thác hàng nghìn tấn gỗ, tranh, tre, nứa, lá chuyển về Hà Nội để làm nhà tạm cho sinh viên và cán bộ.

Đầu năm 1970, tôi được Trung ương điều lên giúp việc đồng chí Hoàng Quốc Việt, người đã từng phụ trách khu Cao - Bắc - Lạng trước đây. Với cương vị mới, tôi có điều kiện tiếp xúc và làm việc với đồng chí Bế Chấn Hưng cũng như các đồng chí lãnh đạo Khu Tự trị Việt - Bắc nhiều hơn, biết sâu về cuộc đời hoạt động của một vị lão thành cách mạng Bế Chấn Hưng mà tôi từng kính trọng.

Đồng chí Bế Chấn Hưng sinh ngày 30.10.1919 tại xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Sớm giác ngộ cách mạng, anh tham gia nhóm thanh niên yêu nước và được tổ chức cử đi học lớp huấn luyện tại Long Châu (Trung Quốc) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức.

Trở về nước, với nhiệt tình yêu nước và lòng căm thù thực dân Pháp, vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã học được, anh tích cực tuyên truyền, vận động bạn bè cùng trang lứa xây dựng cơ sở cách mạng ở Thụy Hùng quê anh, sau đó lan ra toàn huyện Thoát Lãng, rồi Tràng Định và đến Cao Bằng. Năm 1945, Bế Chấn Hưng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được giao phụ trách Đội Giải phóng quân kiêm Chủ nhiệm Việt Minh huyện Thoát Lãng và tham gia lãnh đạo đồng bào đứng lên làm Cách mạng tháng Tám giành chính quyền ở địa phương.

Năm 1946, tổ chức điều đồng chí sang Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh) giữ chức vụ Ủy viên Mặt trận Việt Minh tỉnh, phụ trách 2 huyện Bình Liêu và Đình Lập. Cuối năm 1947, đồng chí được điều động trở lại quê nhà và giữ chức Bí thư Huyện ủy Thoát Lãng. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ nhất, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành, được phân công phụ trách công tác kiểm tra Đảng.

Do yêu cầu của quốc phòng, từ năm 1950, đồng chí được điều vào quân đội, làm Phó Binh trạm trưởng Binh trạm biên giới thuộc Tổng cục Hậu cần với nhiệm vụ được giao là tiếp nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình được lập lại, năm 1956, ở tuổi 37, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, rồi Khu ủy viên Khu Tự trị Việt Bắc, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn. Khi Lạng Sơn sáp nhập với Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, đồng chí được phân công làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cao Lạng.

Ghi nhận những công lao to lớn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng, Nhà nước đã trao tặng đồng chí Bế Chấn Hưng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh vì “đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”.

Diễn đàn Quốc hội

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Cần bổ sung quy định việc xây dựng, quản lý phần mềm công chứng điện tử

Công chứng điện tử là bước tiến vượt bậc và tiệm cận với đòi hỏi của thực tiễn trong một lĩnh vực rất quan trọng. Nhấn mạnh điều này, các đại biểu Quốc hội nhất trí luật hoá vấn đề công chứng điện tử trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Đại biểu cũng đề nghị, cần bổ sung quy định việc xây dựng, quản lý công cụ chuyên dụng thực hiện công chứng điện tử, không giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện.

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng
Diễn đàn Quốc hội

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - một trí thức yêu nước và cách mạng

Đánh giá về Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Điếu văn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định: “... Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nhà văn, nhà giáo, nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và trong sáng, người đảng viên cộng sản một lòng, một dạ trung thành với Đảng, với Tổ quốc, người đồng chí, người bạn chiến đấu vô cùng thân thiết của chúng ta...”.

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả
Diễn đàn Quốc hội

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước bạn bè truyền thống.

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9.2024.

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNGkhẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới.

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước
Diễn đàn Quốc hội

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước

Cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 vừa qua là chính sách chung của Nhà nước về dược và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được
Diễn đàn Quốc hội

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được

Việc có chuyển phân bón từ diện không chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành sang diện chịu thuế suất 5% hay không tiếp tục còn ý kiến khác nhau tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Các đại biểu đề nghị cần có dữ liệu, bằng chứng lượng hóa đầy đủ, thích hợp và thuyết phục để Quốc hội chọn được phương án mang lại hiệu quả tối ưu, nếu cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được. 

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân

Vui mừng, phấn khởi khi có thể đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngay trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia khẳng định, với sứ mệnh là "Tiếng nói của Quốc hội, Diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri", việc phát hành Báo Đại biểu Nhân dân trên các chuyến bay là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa hết sức thiết thực, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của bạn đọc là hành khách trên mỗi chuyến bay, từ đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh, hoạt động cũng như các quyết đáp của Quốc hội và HĐND đến với cử tri và Nhân dân. 

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại
Diễn đàn Quốc hội

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại

"Ai cũng phải dùng điện hàng ngày, trả tiền điện hàng tháng nên người dân hết sức quan tâm đến việc sửa đổi Luật Điện lực". Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tập trung sửa đổi những vấn đề hiện đang khó khăn, trở ngại để tháo gỡ, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, cho sinh hoạt, đời sống của người dân ổn định hơn. Nếu quyết tâm, lý giải cho rõ các vấn đề thì việc sửa đổi Luật sẽ đạt mục tiêu đề ra. 

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giám sát là để kiến tạo và phát triển. Giám sát phải gắn với lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn làm được như vậy, thì vai trò của giám sát có phải là cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, đồng thời có nâng lên thành nguyên tắc hay không? Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, có luận giải thuyết phục trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 39 tới.

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống
Diễn đàn Quốc hội

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội vẫn còn hơn 30 điều, khoản có nội dung giao Chính phủ, Bộ trưởng quy định chi tiết. Nêu vấn đề này tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm cần đưa ngay vào Luật để Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi ban hành sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm

Trong những tháng cuối năm 2024 và thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, mà phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Đặc biệt, phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tổ chức tốt đại hội đảng các cấp và Đại hội XIV của Đảng, không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật.