Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi:

Bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 18.6.2012, có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2013, đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động BHTG. Thực tế triển khai đã chứng minh, Luật BHTG là một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, qua gần 9 năm thực thi Luật BHTG đã bộc lộ một số bất cập cần được giải quyết.

Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Giữ ổn định và phát triển của ngành tài chính ngân hàng

Luật BHTG đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cao nhất cho hoạt động BHTG. Sự ra đời của Luật BHTG góp phần vào sự ổn định và phát triển của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam.

Luật BHTG đã có những quy định cụ thể như: xác định rõ mục đích của BHTG là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; Người được BHTG là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG; Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; Quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền như: được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia BHTG, được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn, được yêu cầu tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về BHTG…; Xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm được trả; Xử lý số tiền vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm…

Dù Luật BHTG đã tạo chuyển biến tích cực đến hoạt động BHTG tại Việt Nam, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động BHTG.Tuy nhiên, qua quá trình triển khai Luật BHTG, một số vướng mắc, bất cập đã phát sinh làm hạn chế hiệu quả bảo vệ người gửi tiền. Chính vì vậy, việc chủ động nghiên cứu và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật BHTG để bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền là rất cần thiết.

Cần quy định rõ tiền gửi “được” và “không được” bảo hiểm

Luật BHTG quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi sau:

Một là, tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

Hai là, tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

Ba là, tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28.6.2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHTG quy định tổ chức tài chính vi mô phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô. Hiện nay, còn có các quan điểm khác nhau trong việc xác định tiền gửi được bảo hiểm. Khó khăn, vướng mắc trong việc xác định một số loại tiền gửi là tiền gửi được bảo hiểm hay tiền gửi không được bảo hiểm như tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, tiền trong tài khoản ví điện tử, tiền mua trái phiếu do tổ chức tham gia BHTG phát hành...

Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định tiền gửi được bảo hiểm nhằm chi trả đúng, đầy đủ cho người gửi tiền, cần thiết đề xuất bổ sung vào Luật BHTG các quy định nhằm phân biệt rõ tiền gửi không được bảo hiểm. Cụ thể, tiền gửi bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô là tiền gửi không được bảo hiểm. Bên cạnh đó, cần quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn đối với các loại tiền gửi chưa được quy định tại Luật BHTG.

Xác định lại thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền

Luật BHTG quy định nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra một trong các sự kiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản; hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Tuy nhiên, hiện tại quy định nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt tại Luật BHTG không có sự thống nhất với quy định tại Điều 98 Luật Phá sản và Điều 145b Luật Các tổ chức tín dụng, dẫn tới bất cập trong việc xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt sau khi Tòa án mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; trong khi Luật Phá sản quy định Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Sự không thống nhất này gây khó khăn khi xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có khả năng phục hồi có thể được thực hiện các phương án cơ cấu lại trước khi tính đến phương án phá sản, giai đoạn này mất nhiều thời gian, có thể khiến người gửi tiền có tâm lý hoang mang, không tin tưởng vào chính sách BHTG.

Từ các vướng mắc nêu trên, để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, cần thiết sửa đổi thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo hướng xác định sớm hơn thay vì quy định như hiện tại.

Nên quy định về chi trả trong trường hợp đặc biệt

Luật BHTG quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm đã được điều chỉnh tăng dần theo từng thời kỳ, từ 30 triệu đồng (năm 1999), lên50 triệu đồng (năm 2005) và 75 triệu đồng (năm 2017). Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 20.10.2021 về hạn mức trả tiền bảo hiểm; theo đó hạn mức trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Việc điều chỉnh tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, thực tiễn xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt cho thấy người gửi tiền cần được bảo vệ tốt hơn nữa; đặc biệt trong trường hợp thị trường tài chính có nguy cơ khủng hoảng thì cần có cơ chế về hạn mức trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp đặc biệt.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng cơ chế bảo hiểm toàn bộ trong khủng hoảng tài chính, tuy nhiên cơ chế bảo hiểm toàn bộ thường được thực hiện thông qua cam kết chính trị từ Chính phủ (Indonesia, Philippine...). Do vậy, cần thiết nghiên cứu để đề xuất bổ sung vào Luật BHTG quy định về việc chi trả trong trường hợp đặc biệt.

Có thể nói, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động BHTG. Việc bảo vệ người gửi tiền trước hết cần có cơ chế, có cơ sở pháp lý để triển khai. Do vậy, để việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG được đầy đủ, đảm bảo hiệu quả thực thi, cần tiếp tục chủ động nghiên cứu đưa ra đề xuất cụ thể, qua đó bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.