Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV:

Bảo đảm các điều kiện để đất nước phát triển bền vững, ổn định

Quốc hội vừa bế mạc Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khoá XV. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, Kỳ họp đã diễn ra sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đi sâu vào những vấn đề “nóng” được cử tri và Nhân dân quan tâm. Thành công của Kỳ họp góp phần không chỉ giải quyết những khó khăn trước mắt mà còn bảo đảm những điều kiện để phát triển đất nước bền vững, ổn định trong thời gian tới.

ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc):
Tận tâm, tận lực, tích cực, tâm huyết, trách nhiệm

Bảo đảm các điều kiện để đất nước phát triển bền vững, ổn định

Kỳ họp thứ Năm đã thành công tốt đẹp, với kỷ lục về số lượng dự thảo Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua và cho ý kiến. Chương trình Kỳ họp được điều chỉnh rất linh hoạt, giữa hai đợt họp, Quốc hội có một tuần nghỉ để các cơ quan rà soát, hoàn thiện các dự án trình Quốc hội thông qua và các đại biểu có thời gian nghiên cứu kỹ tài liệu, tham gia ý kiến chất lượng đối với các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. 

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân. Không khí phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất sôi nổi, dân chủ, đúng như tinh thần 5 chữ T "Tận tâm – Tận lực – Tích cực – Tâm huyết – Trách nhiệm" được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu. Các câu hỏi chất vấn rất đúng, trúng, đòi hỏi các trưởng ngành phải nêu rõ giải pháp, rõ trách nhiệm. Có thể thấy, các Bộ trưởng cũng rất nỗ lực, cầu thị, sẵn sàng nhận trách nhiệm, từ đó tạo được ấn tượng tốt với cử tri và Nhân dân cả nước.

Nhiều ý kiến góp ý cho các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết rất trí tuệ, mang tính phản biện cao, cho thấy các đại biểu đã dành nhiều tâm sức, thời gian để nghiên cứu kỹ. Các đại biểu cũng sẵn sàng tranh luận để đi đến tận cùng, làm rõ những vấn đề còn băn khoăn, có ý kiến khác nhau. Chính vì vậy, các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp đều nhận được sự tán thành cao, đa số trên 90% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Tôi tin tưởng, những Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Năm sẽ sớm đi vào cuộc sống. Đối với việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, tôi mong rằng, các bộ ngành sẽ có giải pháp quyết liệt để giải quyết các tồn tại, vướng mắc đã được đại biểu Quốc hội nêu ra; đồng thời, với vai trò giám sát, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ theo sát việc thực hiện lời hứa của các vị trưởng ngành.

ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang):
Chủ tọa điều hành linh hoạt, bảo đảm số lượng đại biểu được phát biểu nhiều nhất

Bảo đảm các điều kiện để đất nước phát triển bền vững, ổn định

Kỳ họp thứ Năm bế mạc sau hơn 3 tuần làm việc khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả, hoàn thành khối công việc lớn. Công tác chuẩn bị xuyên suốt Kỳ họp rất chu đáo, chương trình họp được sắp xếp hợp lý, khoa học; đáng chú ý là việc chuẩn bị tài liệu công phu, kỹ lưỡng từ Tờ trình của Chính phủ đến Báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội và các tài liệu liên quan và tham khảo; cho thấy ý thức trách nhiệm của các cơ quan tham gia xây dựng luật và cơ quan thẩm tra. Nhờ vậy, các Luật và Nghị quyết được bấm nút thông qua tại Kỳ họp lần này có tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành cao, đa phần trên 90%.

Qua theo dõi, tôi thấy các phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023; đi sâu vào những vấn đề “nóng” được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm như: tình trạng lao động mất việc làm, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, chậm tiến độ triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia…

Kỳ họp thứ Năm cũng là Kỳ họp đầu tiên sau khi Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) có hiệu lực và tôi thấy đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các đại biểu Quốc hội rất nghiêm túc tuân thủ quy định, tham dự đầy đủ các phiên họp; nếu phải vắng mặt thì đều báo cáo, xin phép theo đúng nội quy; đồng thời, đại biểu trách nhiệm, ý thức hơn trong việc tham gia trao đổi, việc “chen luận” đã được giảm thiểu tối đa tại các phiên thảo luận.

Tôi đặc biệt ấn tượng với sự điều hành của Chủ tọa các phiên họp vô cùng linh hoạt, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp ngay trong quá trình thảo luận giúp bảo đảm số lượng đại biểu được phát biểu nhiều nhất. Đặc biệt, tại các phiên chất vấn, với sự dẫn dắt của chủ tọa, các đại biểu đặt câu hỏi đúng, trúng vấn đề hơn; các Bộ trưởng, trưởng ngành giải trình đầy đủ và đúng các nội dung đại biểu quan tâm hơn.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh:
Nhận diện khó khăn, chọn được giải pháp phù hợp

Bảo đảm các điều kiện để đất nước phát triển bền vững, ổn định

Với nỗ lực, quyết tâm và trách nhiệm, Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện. Qua đó, góp phần không chỉ giải quyết những khó khăn trước mắt mà còn bảo đảm những điều kiện để phát triển đất nước bền vững, ổn định trong thời gian tới.

Đặc biệt, trong công tác xây dựng pháp luật, Kỳ họp này, Quốc hội đã cho ý kiến về rất nhiều dự thảo Luật và Nghị quyết quan trọng, có tác động lớn đến đời sống Nhân dân và nền kinh tế, như: dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi)… Quá trình xem xét, thảo luận, Quốc hội đã nhận diện khá rõ những khó khăn vướng mắc hiện nay là gì; cần phải sửa đổi, bổ sung nội dung nào và đã chọn được các phương án sửa đổi để phù hợp, khả thi nhất.

Khi điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức thì việc khẳng định được vai trò, vị thế của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là rất quan trọng. Muốn như vậy, chúng ta cần phải có một hệ thống chính sách, pháp luật đầy đủ, minh bạch và rõ ràng. Với vai trò của mình, thời gian qua, Quốc hội đã và đang từng bước cố gắng, phấn đấu để xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật với mong muốn ngày càng tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế; đồng thời, giám sát nhằm bảo đám việc thực thi chính sách, pháp luật nghiêm minh, phát huy hiệu quả tốt nhất. Quốc hội sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến từ cử tri và Nhân dân; đồng hành với Chính phủ, các cơ quan soạn thảo để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật. 

ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai):
Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng hồ sơ các dự án Luật

Bảo đảm các điều kiện để đất nước phát triển bền vững, ổn định

Kỳ họp thứ Năm diễn ra trong thời gian tương đối dài, với 23 ngày làm việc, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Kỳ họp này tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới trong phương thức làm việc, khi kỳ họp được chia làm hai đợt họp và dành một tuần giữa hai đợt để các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào cuối Kỳ họp. Đây là cách làm cải tiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp, tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan có thời gian xem xét thấu đáo, chuẩn bị kỹ lưỡng các dự án Luật trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thông qua 8 dự án luật; xem xét, ban hành 17 nghị quyết; cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác. Cơ bản, hồ sơ các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trình ra Quốc hội tại kỳ họp này đã bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật Ban hành quy phạm pháp luật. Mặc dù vậy, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng hồ sơ các dự án Luật hơn nữa, đặc biệt là phải tuân thủ thời gian gửi hồ sơ, tài liệu cho các đại biểu Quốc hội. Có như vậy, đại biểu Quốc hội mới đủ thời gian nghiên cứu tài liệu và cho ý kiến. Tôi mong muốn, thời gian tới Quốc hội sẽ thực hiện nghiêm hơn nữa kỷ cương trong công tác lập pháp nhằm bảo đảm chất lượng công tác lập pháp, khắc phục tình trạng “tuổi thọ” của các luật được thông qua còn tương đối ngắn.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.