Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà; Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Trần Thị Kim Nhung, ĐBQH tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Trong buổi sáng, các đại biểu đã thảo luận, góp ý đối với 5 dự thảo luật, gồm: Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Thanh tra (sửa đổi).

Trên cơ sở thống nhất cao với sự cần thiết ban hành các luật, các đại biểu đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, các cơ sở pháp lý của các dự án luật. Đồng thời góp ý vào những vấn đề cụ thể như: tính khả thi trong áp dụng công nghệ số, lấy lời khai trực tuyến, đặc biệt ở cấp địa phương; khả năng phối hợp liên ngành, nhất là giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân, Bộ Ngoại giao; cơ chế giám sát, phối hợp giữa Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và khu vực trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo không chồng chéo; quy trình tương trợ tư pháp giữa các quốc gia có chung đường biên giới…
Buổi chiều, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh lấy ý kiến đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Chín, gồm: Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất về sự cần thiết ban hành các văn bản luật; đồng thời tham gia ý kiến, góp ý về thực trạng, những vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc, công tác phối hợp trong thi hành luật và những đề xuất, kiến nghị đối với từng dự thảo luật, nhằm khắc phục hạn chế, bất cập hiện hành, để có cơ sở đánh giá toàn diện, làm cơ sở báo cáo Bộ Công an bổ sung, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các dự án luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Qua các ý kiến đóng góp tại hội nghị, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến đối với các dự thảo luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thể chế hóa kịp thời những chủ trương lớn của Đảng, định hướng của Hiến pháp, đồng thời phản ánh được thực tiễn sinh động và đa chiều từ các lĩnh vực cụ thể. Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu, tổng hợp báo cáo gửi các cơ quan soạn thảo của Quốc hội. Đồng thời, mong muốn trong quá trình diễn ra Kỳ họp thứ Chín tiếp tục nhận được sự đóng góp vào các dự án luật để Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến kịp thời tại diễn đàn Quốc hội.