Bảo đảm an toàn truyền máu trong phòng, chống HIV/AIDS

An toàn truyền máu là an toàn cho người cho máu, nhân viên làm công tác truyền máu và người nhận máu. Việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu góp phần chủ động ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh của người nhận máu từ máu đã được truyền. Tuy nhiên, việc nhiễm HIV qua truyền máu vẫn đang là một nguy cơ vì tuy có sàng lọc nhưng vẫn có thể bị lây truyền nếu máu được lấy ở giai đoạn "cửa sổ".

Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS qua truyền máu đã được quan tâm và chú trọng với nhiều hoạt động cụ thể. Ngay trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 cũng đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sàng lọc HIV đối với các đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền, cung cấp đủ và kịp thời sinh phẩm có chất lượng tốt cho công tác sàng lọc máu, bảo đảm sàng lọc HIV 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền. Từ đó, từng bước xã hội hoá công tác an toàn trong truyền máu thông qua việc tính đủ giá thành đơn vị máu và chế phẩm máu. Chiến lược cũng đặt ra yêu cầu trong công tác an toàn truyền máu là thay đổi cơ bản cơ cấu nguồn người cho máu; đẩy mạnh vận động hiến máu nhân đạo không lấy tiền, tiến tới xoá bỏ tình trạng bán máu, góp phần loại trừ lấy máu ở nhóm người có nguy cơ cao, khuyến khích cho máu nhắc lại, nâng cao sức khoẻ người cho máu. 
 
Hơn 10 năm qua, với sự nỗ lực của ngành Huyết học - Truyền máu, công tác an toàn truyền máu đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên vấn đề này còn nhiều bất cập, bởi an toàn truyền máu không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật mà còn liên quan nhiều đến xã hội và còn lệ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Hiện nay, nước ta có 4 Trung tâm Truyền máu lớn ở Hà Nội, Huế, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh nhưng nhìn chung hệ thống truyền máu trên toàn quốc vẫn còn phân tán. Trong khi tại các đơn vị thực hiện công tác huyết học, truyền máu, hệ thống trang thiết bị sàng lọc còn thiếu đồng bộ và chưa hiện đại; các hướng dẫn kỹ thuật chung cho công tác truyền máu còn hạn chế; kỹ thuật và sinh phẩm sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu còn có khoảng thời gian cửa sổ kéo dài. Do vậy, với số lượng máu thu gom hàng năm là khá nhiều thì những rủi ro và nguy cơ của việc phát hiện chậm trễ các virus HIV/AIDS trong nguồn máu truyền luôn là mối quan tâm của các cơ sở y tế, bệnh viện và nhất là bệnh nhân.
 
Ngoài ra, an toàn truyền máu còn phải đối mặt với những khó khăn khác như việc thiếu kinh phí đầu tư trang thiết bị; người cho máu chiếm tỷ lệ cao nhưng lại thiếu hệ thống thông tin để quản lý; nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho công tác vẫn còn thiếu và yếu, thiếu cán bộ chuyên khoa, trình độ chuyên môn của cán bộ cũng còn hạn chế, đặc biệt lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các khâu trong dịch vụ truyền máu. Chưa kể đến việc nhiều cơ sở có thu gom máu không báo cáo đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Tiểu ban an toàn truyền máu; tình hình HIV diễn biến phức tạp, cùng việc chưa có hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ truyền máu dẫn đến việc quản lý và theo dõi gặp nhiều khó khăn, đe dọa công tác an toàn truyền máu...
 
Để giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng, bảo đảm an toàn truyền máu đòi hỏi thời gian tới cần tập trung củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức và quy hoạch mạng lưới an toàn truyền máu từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm công tác chỉ đạo, điều phối đồng bộ và tập trung; đẩy mạnh việc chuẩn hóa các kỹ thuật sàng lọc ở tất cả các tuyến. Cùng với đó, cần nâng cao vai trò điều phối của cơ quan thường trực về an toàn truyền máu, trong đó Tiểu ban an toàn truyền máu quốc gia – Viện Huyết học truyền máu Trung ương, phát huy hơn nữa vai trò tham mưu chuyên môn và quản lý về lĩnh vực này. Mặt khác, tuy nhận thức của người dân về công tác an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS đã được cải thiện, đặc biệt việc hiến máu nhân đạo được thực hiện mạnh mẽ và sâu rộng trong cộng đồng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều người dân vẫn có tư tưởng sợ bị lây nhiễm HIV mà không tham gia hiến máu. Do vậy, cần tăng cường công tác truyền thông về an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, từ đó xã hội hóa công tác hiến máu nhân đạo và thu gom được nhiều đơn vị máu không nhiễm HIV/AIDS phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.