Nghị quyết số 43/2021/QH15- quyết sách lịch sử của Quốc hội

Bài cuối: Nhiều bài học kinh nghiệm quý cho việc ban hành, thực hiện chính sách

Đến nay, hầu hết các chính sách trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã hoàn thành, nên việc Quốc hội tiến hành chuyên đề giám sát ngay tại thời điểm này có ý nghĩa quan trọng. Qua đó, kịp thời đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết; làm rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, vướng mắc, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan; qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ban hành và triển khai chính sách, nhất là trong bối cảnh tình hình đặc biệt.

Sự đồng lòng, nhất trí tạo sức mạnh to lớn

Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, nước ta đã từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Đây là một trong những kết quả tổng hợp nổi bật từ việc ban hành Nghị quyết. Cùng với đó, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý về năng lực và khả năng kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh, giúp đất nước sớm trở lại trạng thái bình thường, chuyển các hoạt động kinh tế - xã hội từ trạng thái thích ứng với thực tế, kiểm soát dịch bệnh, từng bước phục hồi nhanh và ổn định hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Ảnh: Hồ Long
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Ảnh: Hồ Long

Ấn tượng với việc duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô trong hai năm 2022, 2023, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh khẳng định, những thành quả mà Việt Nam đạt được về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là rất đáng lưu tâm, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát càng cho thấy, chất lượng phục hồi của tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Kết quả này cũng khẳng định quá trình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội có chất lượng hơn, gắn với cải cách cơ cấu và tăng năng lực cung của nền kinh tế. Do đó, đã không xảy ra vấn đề “đánh đổi” giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng khẳng định, những kết quả đạt được sau hơn 2 năm thực hiện cho thấy, việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong hoàn cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các chính sách được Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 có tính chiến lược trong việc duy trì phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, mang tính nhân văn, động viên tinh thần cho người dân, doanh nghiệp và bổ sung nguồn lực lớn từ ngân sách Nhà nước cũng như các nguồn vốn huy động khác để vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế, giúp kinh tế có những bước phục hồi và phát triển tích cực, được đông đảo nhân dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đồng thuận, hưởng ứng.

Để đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của quá trình triển khai khẩn trương, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương với quyết tâm cao, nhận thức và xác định đúng tầm quan trọng của các chính sách, qua đó huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, gắn với kiểm tra, đôn đốc quyết liệt từ cơ sở, tạo hiệu ứng lan tỏa trong quá trình triển khai, bảo đảm thực hiện các mục tiêu chính sách đã đề ra.

Điều này được các bộ, ngành, địa phương nơi Đoàn giám sát trực tiếp làm việc, khảo sát nhất trí khẳng định. Thực tiễn cho thấy, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp và bài học trong xây dựng chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực chính sách, đặc biệt là cách thức tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 là những bài học kinh nghiệm quý, là động lực to lớn để chúng ta tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Tiếp tục gỡ một số “nút thắt” trong xây dựng và thực hiện chính sách

Dù vậy, qua giám sát cũng cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển thuộc Chương trình chưa đạt kỳ vọng là do các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đăng ký các dự án chưa có trong Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 (cụ thể là 255/264 dự án). Báo cáo của các bộ, ngành và thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương cho thấy, do sự phối hợp giữa Bộ quản lý ngành, lĩnh vực với các bộ liên quan và chính quyền địa phương trong việc đăng ký dự án, lập danh mục dự án còn hạn chế, nên việc lập danh mục còn chưa sát thực tế. Do đó, khi đưa sang Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, thì nhiều dự án phải "trả về", cần sửa lại danh mục dự án, gây mất thời gian không cần thiết.

Việc xây dựng chưa có sự chuẩn bị tốt nên tính sẵn sàng và khả năng hấp thụ vốn cũng không cao, không bảo đảm tiến độ. Cùng với đó, việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn của Chương trình quá chậm, làm giảm hiệu quả, ý nghĩa của Chương trình, dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện và bảo đảm tiến độ giải ngân vốn cho các dự án, không bảo đảm quan điểm nêu trong Nghị quyết, là “nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh”.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu

Nhìn lại quá trình triển khai các dự án, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ, thành viên Đoàn giám sát đề nghị, cần làm rõ: Nghị quyết số 43/2022/QH15 mang tính cấp bách, nhưng phải chăng chúng ta chưa có cơ chế phù hợp nên tiến độ triển khai thực hiện một số chính sách còn chậm? Nghị quyết thực hiện trong bối cảnh đặc biệt, nhưng thực hiện lại theo quy trình, thủ tục bình thường, nên địa phương không thực hiện nhanh các công việc có liên quan, chưa kể tâm lý sợ, ngại, không dám làm khiến tiến độ và hiệu quả của nhiều chính sách chưa đạt yêu cầu đề ra?

ĐBQH Hoàng Văn Cường - thành viên Đoàn giám sát phát biểu
ĐBQH Hoàng Văn Cường - thành viên Đoàn giám sát phát biểu

Cũng theo ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), thành viên Đoàn giám sát, thì tiến độ thực hiện một số chính sách chậm có nguyên nhân từ việc thiếu cơ sở dữ liệu chuyên ngành, chưa đầy đủ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong lập kế hoạch và tổ chức triển khai ở địa phương. Điển hình của vấn đề này là do thiếu cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cộng với việc hồ sơ đề nghị hỗ trợ thuê nhà cho người lao động dồn vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.2022, đã gây sức ép lớn trong việc bố trí lực lượng cán bộ tiếp nhận, thẩm định ở các địa phương, khiến tiến độ giải quyết hồ sơ chậm so với yêu cầu đề ra. Và, với tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, tại một số địa phương đã phát sinh thêm thủ tục hành chính vượt quá quy định, dẫn đến khi áp dụng được thì đối tượng thụ hưởng chính sách không còn nhu cầu.

Có thể thấy, đến nay, hầu hết các chính sách trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã hoàn thành, chỉ còn chính sách đầu tư phát triển được kéo dài thực hiện đến ngày 31.12.2024 và giảm thuế giá trị gia tăng được thực hiện đến 30.6.2024.

Việc Quốc hội tiến hành chuyên đề giám sát ngay khi các chính sách vừa cơ bản hoàn thành sẽ giúp đánh giá sát kết quả triển khai Nghị quyết, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ với một số chính sách và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ban hành và triển khai các chính sách, nhất là các chính sách ban hành trong bối cảnh đặc biệt để xử lý tình huống đặc biệt và cấp bách. Đồng thời, kịp thời xử lý vướng mắc đối với những chính sách được kéo dài thời hạn thực hiện; nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong tập trung chỉ đạo triển khai và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, bảo đảm tính hiệu quả của chính sách.

Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 25.11.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Sắp xếp, kiện toàn bộ máy rõ về chức năng, tinh gọn về tổ chức, hiệu quả về hoạt động

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Để sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển mới cần tiếp tục đổi mới tư duy về Nhà nước. Theo đó, tư duy lại vai trò của Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cụ thể cần đổi mới nhận thức trên một số vấn đề cơ bản.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.