"cô đỡ thôn bản"

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

"U Phương" - nữ bác sĩ nặng lòng với cô đỡ thôn bản
Đời sống

"U Phương" - nữ bác sĩ nặng lòng với cô đỡ thôn bản

"U Phương" là biệt danh thân thuộc mà cán bộ y tế vùng cao cùng các cô đỡ thôn bản khắp mọi miền Tổ quốc đặt cho Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Phương, chuyên gia của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế). Với mong muốn "không ai bị bỏ lại phía sau", không nề hà vất vả, tháng này qua năm khác, nữ bác sĩ ấy vẫn âm thầm lặng lẽ, tận tâm, tận lực với nghề, mang kiến thức của mình truyền đạt cho các cô đỡ vùng sâu, vùng xa.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái
Xã hội

Nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản tại Yên Bái

Từ ngày 23 - 27.9, tại TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái (CDC Yên Bái) tổ chức khóa tập huấn cập nhật kiến thức cho 30 cô đỡ thôn bản ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải; trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ ngành y tế duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản, người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn do Quỹ Thiện Tâm tài trợ".