Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Thường xuyên kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 24 dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 101.925 tỷ đồng. Trong đó, có 10 dự án đã khởi công; dự kiến 11 dự án khởi công trong năm 2025 và 3 dự án khởi công sau năm 2025. Quá trình triển khai các dự án vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển đổi đất lúa, đất rừng.

Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn qua huyện Mai Châu. Ảnh: Lê Huệ
Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn qua huyện Mai Châu. Ảnh: Lê Huệ

Mặt khác, qua rà soát cũng cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 63 dự án đầu tư ngoài ngân sách không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, gây lãng phí. Ngoài nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng còn nhiều dự án nằm trong các khu vực yêu cầu phải lập quy hoạch phân khu xây dựng làm cơ sở lập, trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, chấp thuận tổng mặt bằng, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục xây dựng. Bên cạnh đó, còn do một số nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính, gặp khó khăn trong huy động vốn…

Nhằm giải quyết những “điểm nghẽn” đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, ngay từ đầu năm 2025, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác nắm bắt tình hình và có những chỉ đạo quyết liệt đối với các dự án trọng điểm, như: Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Cùng với đó là dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (huyện Kim Bôi); dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch tại xã Thành Sơn (huyện Mai Châu)… Qua đó, tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh các thủ tục hành chính, các thủ tục liên quan đến đất đai, thu hồi đất, cho thuê đất, bồi thường tái định cư…

Trong năm 2024, tỉnh đã kiểm tra khoảng 100 dự án đầu tư, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư 30 dự án do chậm triển khai thực hiện, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1,635 tỷ đồng, chấm dứt hoạt động 16 dự án, trong đó có 2 dự án sử dụng vốn đầu tư công chậm tiến độ gồm: Dự án mô hình thí điểm khu xử lý chất thải rắn quy mô liên xã tại huyện Yên Thủy và dự án tuyến đường xóm Sộp đi xóm Đoi, xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu.

Kiên quyết xử lý cán bộ thiếu trách nhiệm

Xác định các dự án trọng điểm tỉnh đang triển khai là những dự án có ý nghĩa quan trọng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt, tăng cường kiểm tra, rà soát để giải quyết dứt điểm tình trạng chậm tiến độ, đồng thời, có phương án tháo gỡ cụ thể đối với từng dự án.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đức Hinh, đối với nhóm dự án ngừng hoạt động, nếu do nguyên nhân khách quan thì kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư. Trường hợp dự án không bảo đảm điều kiện để tiếp tục triển khai sẽ chấm dứt hoạt động theo quy định hiện hành. Đối với dự án đã bị chấm dứt hoạt động, rà soát, hướng dẫn nhà đầu tư thanh lý tài sản trên đất và thực hiện thu hồi đất theo quy định khi đủ điều kiện. Với nhóm dự án chậm tiến độ, ngoài xác định nguyên nhân, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có), tỉnh sẽ hướng dẫn, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trong thời gian xác định, hoặc chấm dứt hoạt động dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan quản lý tiếp tục rà soát, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, đồng thời, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra tình trạng trì trệ kéo dài. Kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng… không đáp ứng yêu cầu công việc được giao, nhất là trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, đánh giá tình hình, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong triển khai các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Cùng với đó, thành lập tổ công tác tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ngoài các dự án trọng điểm, cần tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, các dự án có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ khởi công theo kế hoạch đề ra.

Đối với 11 dự án dự kiến khởi công trong năm 2025, Ban Chỉ đạo đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có dự án tập trung hướng dẫn nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy nhằm đáp ứng mục tiêu khởi công dự án theo kế hoạch đề ra.

Hoạt động chính quyền

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
Địa phương

Long An thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30.3-4.4.2025.

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Địa phương

Huyện Mai Châu (Hòa Bình): “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành “xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã phát huy tinh thần chủ động “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, linh hoạt tổ chức rà soát các đối tượng phù hợp để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm khách quan, minh bạch. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo theo đúng quy định.

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng

Công tác cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều kết quả tích cực, bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã triển khai hàng trăm cuộc thanh tra, thu hồi tài sản thất thoát, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, góp phần siết chặt kỷ cương, củng cố niềm tin Nhân dân.