Thực hiện Nghị quyết 82/2019/QH14 của Quốc hội về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị

Bài 3: Công khai, minh bạch trách nhiệm

Xử lý dự án “treo”, dự án “xí phần”, “bỏ hoang” nhằm lập lại kỷ cương pháp luật về đất đai, đầu tư, chống lãng phí, tiêu cực; xử lý tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, phối hợp xử lý kiên quyết của cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền cấp phép dự án và thu hồi dự án theo quy định của luật. Đây là vấn đề lớn, cần giải pháp tổng thể đồng bộ từ hoàn thiện từ hệ thống pháp luật đến nâng cao trách nhiệm, hiệu quả thực thi pháp luật.

Khó… nhưng không thể đợi quy định mới

Thực hiện nghiêm  việc rà soát và công bố công khai các dự án vi phạm trên trang thông tin điện tử của địa phương là yêu cầu của Quốc hội đã được nêu rõ tại Nghị quyết số: 82/2019/QH14. Tuy nhiên, cho đến nay, việc công khai này vẫn còn khiêm tốn, mới có một số tỉnh, thành phố công khai số dự án vi phạm trên trang thông tin điện tử của địa phương. Đáng nói là, dù có công khai nhưng lại chưa có sự phân loại, đánh giá kỹ lưỡng mức độ vi phạm của từng dự án về quy mô, thời hạn, khả năng tài chính của chủ đầu tư và việc cưỡng chế thu hồi. Sự chậm trễ này không chỉ là “đáng tiếc” mà còn là trì trệ, thiếu cương quyết trong thực thi. Vì vậy, giải pháp trước hết là các địa phương phải rà soát và công bố công khai thông tin trên trang điện tử của địa phương theo đúng yêu cầu của Quốc hội.

Bên cạnh đó, việc công khai dự án vi phạm là cần thiết nhưng không thể công khai chung chung. Việc công khai cần làm rõ thông tin: chủ đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, diện tích dự án sử dụng, thời hạn chậm; thời hạn phải thu hồi, cơ quan có trách nhiệm thu hồi, biện pháp thu hồi, dự kiến thời gian hoàn thành thu hồi… Cùng với đó, cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng biểu đồ theo dõi về thời gian thực hiện dự án đối với các lĩnh vực thuộc từng đơn vị phụ trách, từ đó có trách nhiệm kiểm tra, xử lý kịp thời đúng quy định. Có như vậy mới rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ đầu tư và chính quyền các cấp. Mặt khác, việc công khai phải thực chất, tránh tình trạng công bố nhưng chỉ cơ quan công bố biết và công khai chỉ nhằm mục đích cho có! Ngoài ra, cần có phương thức công khai để các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn, đối tác đầu tư… và người dân chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực về môi trường, cuộc sống mưu sinh hàng ngày bởi dự án “treo” đều biết để giám sát việc thực hiện, xử lý.  

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định: “người dân thấy thu hồi đất để làm dự án phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu công cộng thì cảm thấy “mát lòng, mát dạ”. Thu hồi đất rồi, người dân phải di dời mà dự án cứ để đấy không làm, sinh ra nhiều khiếu nại, tố cáo.”

Sau rà soát công khai là kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Ở giai đoạn này cần phân loại, đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân chậm như một số địa phương thực hiện trong đó tập trung vào các dự án: quá hạn nhiều năm; các dự án được giao đất mà chưa có tác động vào đất; các dự án chưa hoàn thiện thủ tục nhưng đã triển khai đầu tư; các dự án gắn với hạ tầng giao thông mới và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất sau khi hoàn trả chi phí, nhưng không bàn giao đất theo quy định của Luật Đất đai... Đặc biệt phải làm rõ trách nhiệm nhà đầu tư vi phạm.

Cưỡng chế là biện pháp pháp luật đã cho phép. Ở đây việc cưỡng chế theo quy trình các bước chặt chẽ đặc biệt là xử lý vấn đề tài sản trên đất dự án; xác định giá trị còn lại của tài sản, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chi phí cưỡng chế dự án theo các quyết định thu hồi đất… theo Điều 66 về trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật Nghị định 43/2014/NĐ-CP chi tiết Luật 45/2013/QH13 về Đất đai và Điều 15b thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP  sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Rõ ràng trong khuôn khổ pháp luật hiện hành sau khi rà soát phân loại chúng ta vẫn có thể thu hồi dự án vi phạm luật đất đai mà không có vướng mắc lớn. Các địa phương không thể chờ đợi mà phải kiên quyết thực hiện. Và minh bạch, công khai trách nhiệm trong thực thi sẽ là giải pháp đầu tiên thúc đẩy quá trình thu hồi dự án “treo” chuyển biến thực sự.

Gỡ vướng pháp luật về thủ tục

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng: sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn… là một trong yêu cầu có tính đồng bộ. Nhưng thực tiễn cho thấy, lỗ hổng mà chủ đầu tư khai thác và cơ quan quản lý chậm xử lý thu hồi dự án “treo”  lại chính ở pháp luật về thủ tục.

Có 2 vướng mắc căn bản dự án “treo” đã phơi bày kẽ hở mà nhà đầu tư “cơ hội” dễ bề lợi dụng, thao túng đó là: thủ tục cấp phép đầu tư còn lỏng lẻo, không có tiêu chí thực chất đánh giá được năng lực, sức khỏe nhà đầu tư, nhất là năng lực tài chính thực sự. Và vấn đề thứ hai chính là thủ tục thu hồi, cưỡng chế dự án vi phạm Luật còn thiếu chặt chẽ, cụ thể quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của cơ quan quản lý và chỉ rõ các bước thủ tục thu hồi dự án vi phạm như thế nào.

Việc chỉ ra các dự án vi phạm thời hạn theo Luật Đất đai, Luật Đầu từ phải bị thu hồi là công việc hết sức “dễ dàng”. Chiểu theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố có thể liệt kê tất cả dự án vi phạm thời hạn chỉ trong một “nốt nhạc”. Tuy nhiên, cái vướng chính là thông tin công khai, minh bạch dự án vi phạm và thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi dự án vi phạm theo Luật Đất đai, Luật Đầu tư như thế nào? Các quy định về trình tự, thủ tục không đủ mạnh, không xác định rõ trách nhiệm của chủ thể thực hiện thu hồi, trách nhiệm của chủ đầu tư phải thực hiện. Thiếu quy định về thời hạn thực hiện các bước thủ tục, nội dung cần thiết trong từng  bước như thế nào; cần giấy tờ gì; tổ chức ra sao?... Đặc biệt là quy định  về cưỡng chế thu hồi khi nào? Giải quyết vấn đề tài sản trên đất khi cưỡng chễ ra sao? Các tiêu chí cho phép cưỡng chế thu hồi trong các trường hợp khác nhau…

Trong khi chờ đợi sửa đổi toàn diện Luật Đất đai, Chính phủ cần có các giải pháp cụ thể và hữu hiệu hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý và sử dụng đất công. Phải cương quyết thu hồi những dự án không triển khai, chậm triển khai, có dấu hiệu “găm” đất và các quy hoạch treo ở các địa phương, đặc biệt là các quỹ đất có liên quan đến an ninh, quốc phòng nhiều năm bị lấn chiếm, trên 20 năm tới 30 năm không đưa vào sử dụng thì nên cương quyết thu hồi để giao cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội. (ĐBQH Nguyễn Tạo – Lâm Đồng)

Điều quan trọng hơn hết từ bài học dự án “treo” chính là xây dựng các quy định pháp luật hình thức, là thủ tục, trình tự thực hiện các quy định mà lâu nay ta thường xử lý bằng văn bản dưới luật như nghị định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn. Trong quá trình lập quy quy định hướng dẫn về thủ tục thực hiện có chỗ không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, cụ thể nhất là hai đạo luật lớn là đầu tư hay đất đai. Đặc biệt, khi ban hành nghị định hay thông tư hướng dẫn cơ quan soạn thảo xem nhẹ, lờ đi, không chú trọng quy định trách nhiệm của đối tượng quản lý và nghĩa vụ thực hiện đúng các thủ tục và chế tài khi vi phạm thủ tục. Đây là yêu cầu quan trọng khi hoàn thiện Luật Đất đai, Luật Đầu tư.

Có thể thấy rất nhiều vướng mắc về trình tự, thủ tục - những khúc “xương xẩu” nhất khi thực hiện Luật Đất đai - cho ta thấy những vướng mắc ở cả chủ thể quản lý và cả đối tượng bị điều chỉnh của luật. Các quy định thủ tục rất quan trọng nhưng là văn bản dưới luật không được các cơ quan của Quốc hội thẩm tra bảo đảm tính khả thi, thống nhất với các quy định luật nội dung. Và vì vậy, nhiều quy định không rõ thời gian, thời hạn, tiêu chí thực thi, thực hiện; nguồn ngân sách thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng đối tương luật điều chỉnh… Trong bước phát triển mới của công tác lập pháp, khi hệ mà thống pháp luật phát triển mạnh mẽ thì những quy định về trình tự, thủ tục hay luật thủ tục nhất là Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch… phải được quan tâm giải quyết thấu đáo. Nếu các quy định về trình tự, thủ tục không được hoàn thiện, đầy đủ thì mọi sự sửa đổi vẫn dẫn đến khó khả thi và tạo kẽ hở lách luật, nhờn luật kiểu như dự án “treo” ngang nhiên tồn tại.

Thủ tục chặt chẽ cụ thể là điểm vô cùng quan trọng bảo đảm tính nghiêm minh công bằng, công tâm, công khai của pháp luật. Chính thủ tục bảo đảm các quyết sách đi vào cuộc sống năng động mà chặt chẽ; giải phóng nguồn lực đất đai; giảm bớt tình trạng khiếu kiện gay gắt, kéo dài; thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ.

Kiểm tra - Giám sát

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dự án “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Kiểm tra - Giám sát

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dự án “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Ngày 31.3, Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân có bài viết "Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn", Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo phản ánh.

Những nhà thầu “quen mặt” thay nhau trúng thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại Bến Tre
Phòng chống tham nhũng

Những nhà thầu “quen mặt” thay nhau trúng thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại Bến Tre

Hầu hết gói thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại tỉnh Bến Tre do 2 nhà thầu “quen mặt” là Công ty TNHH Hữu Thịnh và Công ty TNHH Xây dựng Nhựt Linh thay phiên nhau trúng thầu. Hai nhà thầu này có khi liên danh với nhau hoặc mỗi nhà thầu tham dự, trúng 1 gói thầu trong cùng dự án, có khi "tự loại mình" để "đối thủ" trúng thầu. Đáng chú ý, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách những gói thầu này đều ở mức “nhỏ giọt”.

Bắc Ninh: Tập đoàn Dabaco bị Thanh tra Chính phủ nhắc tên vì chung cư thương mại "mọc" trên đất công
Kiểm tra - Giám sát

Bắc Ninh: Tập đoàn Dabaco bị Thanh tra Chính phủ nhắc tên vì chung cư thương mại "mọc" trên đất công

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng. Trong đó, cơ quan thanh tra đã điểm tên 2 dự án được phê duyệt sai mục đích sử dụng đất so với Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam
Kiểm tra - Giám sát

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam

Chiều 31.3, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận Thanh tra về thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường chủ trì buổi công bố Kết luận thanh tra.

Bài 1: Nhiều vi phạm, tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận
Kiểm tra - Giám sát

Thanh tra chỉ rõ sai sót trong công tác lập, thẩm định phê duyệt dự toán giá gói thầu

Bên cạnh những tồn tại vi phạm về công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xây lắp, hợp đồng thi công xây dựng công trình...cơ quan thanh tra còn chỉ rõ sai sót trong công tác lập, thẩm định phê duyệt dự toán giá gói thầu dẫn đến giá trị dự toán gói thầu sai tăng tổng cộng hơn 32 tỷ đồng.

Bài 1: Nhiều vi phạm, tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận
Kiểm tra - Giám sát

Bài 1: Nhiều vi phạm, tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận

Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông Vận tải (cũ) làm chủ đầu tư. Qua đó chỉ ra nhiều tồn tại vi phạm tại dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; dự án tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên; dự án cải tạo nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Cường Thuận IDICO tiếp tục bị xử phạt vì lấn chiếm gần 6.500m2 đất công tại đảo Ó - Đồng Trường
Phòng chống tham nhũng

Cường Thuận IDICO tiếp tục bị xử phạt vì lấn chiếm gần 6.500m2 đất công tại đảo Ó - Đồng Trường

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO tiếp tục bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 166 triệu đồng vì lấn chiếm gần 6.500m2 đất công tại đảo Ó - Đồng Trường, đồng thời buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 305 triệu đồng.

Công ty Xổ số Vĩnh Long bị kiến nghị kiểm tra, thu nộp ngân sách hơn 2,5 tỷ đồng
Phòng chống tham nhũng

Công ty Xổ số Vĩnh Long bị kiến nghị kiểm tra, thu nộp ngân sách hơn 2,5 tỷ đồng

Thanh tra Chính phủ chỉ ra một số vi phạm tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long như không công khai 8 nhà, đất được chuyển nhượng từ Quỹ đầu tư phát triển, chi trả lương, thưởng chưa đúng quy định... và kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Long kiểm tra, rà soát, thu hồi nộp ngân sách số tiền hơn 2,5 tỷ đồng từ đơn vị này.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị rà soát những dự án có nguy cơ gây thất thu ngân sách tại Vĩnh Long
Phòng chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ kiến nghị rà soát những dự án có nguy cơ gây thất thu ngân sách tại Vĩnh Long

Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Long rà soát, thu hồi tiền bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa của Dự án Bệnh viện Đa khoa Triều An – Loan Trâm mở rộng giai đoạn 2 và 2 dự án khác cùng nhiều vấn đề liên quan đến tiền thuê đất, tiền sử dụng đất tại một số dự án khác.

Thanh tra Chính phủ đề nghị Vĩnh Long làm rõ 38 mỏ cát không qua đấu giá, chuyển hai dự án sang Bộ Công an
Phòng chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ đề nghị Vĩnh Long làm rõ 38 mỏ cát không qua đấu giá, chuyển hai dự án sang Bộ Công an

Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long rà soát 38 mỏ cát không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn, nếu có sai phạm, chuyển cơ quan điều tra xử lý. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu 2 dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định.