Nhìn đúng về mô hình phát triển công nghệ để tạo cú hích tăng trưởng

Bài 2: Mô hình phát triển công nghệ tại Việt Nam

TS. Phạm Thu Hiền

Các phân tích từ kết quả dự án nghiên cứu chung giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tổ chức Csro’s data 61 của Úc về “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đóng góp công nghệ vào tăng trưởng kinh tế” cho thấy, đối với Việt Nam đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ có tác động quan trọng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khả năng công nghệ kết hợp với các chiến lược và chính sách phát triển của quốc gia sẽ quyết định hoạt động đổi mới công nghệ nào sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho quốc gia đó.

Đổi mới công nghệ là “chìa khóa” tăng trưởng kinh tế

Để xây dựng được chính sách đáp ứng tối ưu, điều quan trọng là phải có một cái nhìn thực tế về thực trạng trình độ năng lực công nghệ của các ngành và sức mạnh của các thể chế liên quan đến hỗ trợ cho đổi mới và sáng tạo công nghệ. Cần có các chính sách phù hợp và hiệu quả để từng bước thúc đẩy phát triển năng lực đổi mới sáng tạo trong khu vực tư nhân. Bằng chứng được trình bày trong báo cáo “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế” cũng cho thấy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hỗ trợ nên chuyển dần từ hỗ trợ hướng tới tăng cường các năng lực tổ chức và quản trị sang hỗ trợ R&D và sáng tạo công nghệ mới. Cần có sự phối hợp các chính sách phù hợp với mức độ, khả năng đổi mới sáng tạo cũng như sự sẵn có của các chính sách và thể chế hỗ trợ của quốc gia để tạo được hiệu quả kinh tế lớn. Để hiểu được hiện trạng cũng như khả năng đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ của Việt Nam, báo cáo trên đi sâu đánh giá tác động, mức độ, khả năng cũng như nhu cầu về đổi mới và sáng tạo công nghệ theo các ngành/lĩnh vực kinh tế của Việt Nam.

Đổi mới công nghệ đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu cho thấy Việt Nam vẫn còn chậm trong việc tiếp nhận công nghệ khi so sánh với các nước có cùng mức thu nhập. Đổi mới công nghệ không phải là một quá trình dễ dàng. Công nghệ, trong hầu hết các trường hợp, không thể mua bán giống như các sản phẩm vật chất ở dạng thể hiện đầy đủ. Chuyển giao công nghệ thường yêu cầu đào tạo và phát triển kỹ năng, tài chính và thay đổi cơ cấu hoặc tổ chức. Quá trình đổi mới công nghệ nhìn chung diễn ra chậm, gia tăng và phụ thuộc vào trình độ của doanh nghiệp.

Mô hình phát triển công nghệ (Ảnh minh họa)
Mô hình phát triển công nghệ 

Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ đơn giản và cơ bản để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù có những ví dụ về các công nghệ phức tạp hơn đang được sử dụng. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quá trình đổi mới công nghệ bao gồm việc mua sắm thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, học hỏi các quy trình công nghệ mới và thực hiện thiết kế quy trình sản xuất/sản phẩm.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp có khả năng giải mã công nghệ, tự thiết kế quy trình và chủ động mua công nghệ và thiết bị để sản xuất. Các doanh nghiệp từng bước có được khả năng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như triển khai công nghệ mới. Đây là các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất cao thông qua việc mở rộng đường biên công nghệ hay giảm thiểu được các rào cản về đổi mới công nghệ thông qua tăng cường đầu tư vào mua sắm trang thiết bị, đào tạo hay mua, thuê các tài sản vô hình.

Một quan sát khác từ kết quả của mô hình là có sự khác nhau đáng kể về khả năng cũng như hiệu quả của hoạt động đổi mới công nghệ giữa các ngành kinh tế. Các nỗ lực đổi mới công nghệ là chìa khóa cho tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động của phần lớn các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là các ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ công nghệ cao. Trong khi đó, tăng độ thâm dụng vốn lại là yếu tố quan trọng cho các ngành truyền thống như nông nghiệp, các ngành chế biến chế tạo công nghệ thấp và trung bình thấp. Ở một số ngành khác như lâm nghiệp, vai trò chủ đạo trong nâng cao tốc độ tăng của sản lượng đầu ra trên lao động lại đến từ các nỗ lực tăng cường hiệu suất kỹ thuật của ngành.

Mở rộng đường biên công nghệ

Mở rộng đường biên công nghệ - là kết quả của sự phát triển các công nghệ mới - hiện chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát triển gần đây ở Việt Nam. Điều này cũng được dự đoán đối với giai đoạn phát triển của quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, có một số ít các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam đã phát triển được năng lực và kỹ năng công nghệ tiên tiến. Những năng lực và kỹ năng này đến từ việc cải tiến và thích ứng các công nghệ nhập khẩu cho phù hợp bối cảnh Việt Nam. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp đã tự cải tiến công nghệ thông qua việc thiết kế và tạo ra những công nghệ phức tạp hơn có thể bán ra quốc tế như Viettel, Vicostone.

Những công nghệ mới với trình độ thế giới được phát triển trong nước có tiềm năng tạo ra các ngành xuất khẩu mới nổi cho Việt Nam. Các doanh nghiệp phát triển các công nghệ này thường là các doanh nghiệp công nghệ cao và quy mô lớn, hoạt động ở đường biên công nghệ của khu vực và thế giới. Các chính sách về công nghiệp 4.0 nhận dạng và hỗ trợ tạo ra các công nghệ hàng đầu thế giới có thể giúp ngành công nghiệp Việt Nam đi tắt đón đầu các giai đoạn công nghệ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh đầu tư tốn kém vào công nghệ ngày càng dư thừa và kích thích sự phát triển của công nghệ mới và các ngành thâm dụng tri thức hơn hoặc các lĩnh vực mới nổi.

Các tác nhân quan trọng nhất trong việc phát triển công nghệ hàng đầu thế giới tại Việt Nam là phải nội địa hóa, mặc dù các chuyên gia tư vấn nước ngoài, kiến thức và thông tin nước ngoài là rất quan trọng.

Kết quả từ mô hình đường biên có điều kiện cho thấy phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đã không thể thay đổi cơ cấu tổ chức, văn hóa và chiến lược để bắt kịp với tốc độ đầu tư và đổi mới công nghệ. Do đó, thực hiện các thay đổi đối với tổ chức để sử dụng hiệu quả hơn công nghệ được áp dụng sẽ là chìa khóa để cải thiện năng suất ở cấp doanh nghiệp.

Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: HKDO - Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh hiệu quả
Công nghệ

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: HKDO - Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh hiệu quả

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng số hóa, việc tạo ra các mô hình kinh doanh linh hoạt, phù hợp với từng cấp độ kinh doanh trở thành nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang đối mặt với những thách thức mới, từ sự cạnh tranh của các chuỗi cửa hàng lớn, trung tâm thương mại đến các sàn thương mại điện tử quốc tế. Chính vì vậy, việc ra đời nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử như HKDO mang đến một hướng đi mới, giúp hộ kinh doanh phát triển bền vững trong thời đại công nghệ.

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số
Công nghệ

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số

Ngày 6.11, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm "Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết nối cùng phát triển "Link to Grow" - Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Nắm bắt blockchain và AI là chìa khóa để làm chủ tương lai
Công nghệ

Nắm bắt blockchain và AI là chìa khóa để làm chủ tương lai

Blockchain và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội lớn giúp Việt Nam tiến xa trên bản đồ kinh tế số thế giới. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được hai công nghệ này cũng giúp cải thiện quy trình quản lý, tiết giảm thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.