Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

pi-network-2799-1904.jpg
Mọi người cần hết sức thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia đầu tư vào Pi Network. Việc tiến hành các giao dịch mua bán, trao đổi Pi cần được cân nhắc kỹ để tránh rủi ro mất mát tài sản. Ảnh: ITN

Những ngày gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok... xuất hiện hàng loạt bài viết, bình luận về đồng tiền ảo Pi.

Sự chú ý này càng bùng nổ mạnh mẽ sau khi đồng Pi được niêm yết giao dịch trên một số sàn tiền ảo như OKX, MEXC, GATE, BITGET và ONUS vào ngày 20.2. Điều này đã tạo ra tâm lý phấn khích cho cộng đồng những người “đào” Pi, dấy lên kỳ vọng giá trị của đồng tiền này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Tuy nhiên, sức hút của Pi Network không chỉ dừng lại ở những người đã tham gia từ trước, mà còn lôi kéo sự quan tâm của không ít người mới, những người chưa có nhiều hiểu biết về tiền ảo. Nhiều người cho rằng đây là cơ hội đầu tư "một vốn bốn lời", nhưng thực tế có phải như vậy?

Theo quy định pháp luật tại Việt Nam, tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng hiện chưa được công nhận là tài sản. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ tranh chấp hay vấn đề nào liên quan đến giao dịch Pi đều rất rủi ro và khó được pháp luật bảo vệ.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã khẳng định rằng tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Do đó, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng Pi cho các hoạt động thanh toán đều có thể bị xử phạt theo khoản 6, Điều 26, Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm d, khoản 15, Điều 1, Nghị định 143/2021/NĐ-CP, với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Thậm chí, hành vi này còn có thể dẫn đến việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự về “Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.”

Một thực tế đáng lo ngại là đồng Pi hiện nay chưa có tính ứng dụng thực tế. Giá trị của nó hoàn toàn dựa trên sự tự định giá, khiến nhiều người hiểu lầm về tiềm năng thật sự của đồng tiền này. Lợi dụng điều này, một số đối tượng xấu đã tạo ra các đồng tiền ảo giả mạo Pi để huy động vốn, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc tạo ra các ứng dụng giả mạo nhằm thu thập dữ liệu cá nhân và truy cập trái phép vào thiết bị người dùng.

Trước tình hình này, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo đến người dân. Cụ thể, mọi người cần hết sức thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia đầu tư vào Pi Network. Việc tiến hành các giao dịch mua bán, trao đổi Pi cần được cân nhắc kỹ để tránh rủi ro mất mát tài sản.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng nhấn mạnh người dân không nên đưa, truyền hay đăng tải các thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng liên quan đến tiền ảo nói chung và đồng Pi nói riêng trên không gian mạng. Những hành động này không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn có thể dẫn đến các vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Khoa học - Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến
Khoa học - Công nghệ

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến


Bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm và thị trường vốn thắt chặt, Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024. Trong đó, vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) tăng 8 lần năm 2023 (từ 10 triệu USD lên 80 triệu USD).

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Ảnh minh họa
Khoa học

Cấp ngân sách cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ theo cơ chế quỹ

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.