Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”
Báo Đại biểu Nhân dân
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.
Sinh viên theo học ngành khoa học, công nghệ còn khiêm tốn
Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước. Tuy vậy, trong những năm qua, thực trạng đào tạo nhân lực cho lĩnh vực khoa học và công nghệ vẫn còn là không ít hạn chế, vướng mắc.
PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Duy Thông
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay quy mô tuyển sinh vào năm 2024 có khoảng hơn 180.000 sinh viên theo học các ngành liên quan Stem - là những ngành then chốt trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ. Số liệu này tăng hơn so với năm 2023. Nếu tính bình quân trong vòng 4 năm vừa qua về quy mô tuyển sinh những ngành Stem thì tăng bình quân khoảng 10%/năm, tỷ lệ tăng này cao hơn so với tỷ lệ tăng trung bình về quy mô tuyển sinh của cả nước (quy mô tuyển sinh cả nước tăng bình quân khoảng 5,6% phần trăm/năm)
Trong khi đó, năm 2024, quy mô đào tạo Stem cả nước có tăng khoảng gần 11% so với năm 2023, tương ứng với trên khoảng 62.000 sinh viên theo học các ngành Stem. Số sinh viên học Stem của chúng ta hiện nay đang ở mức khoảng 55 sinh viên/một vạn dân, mức này tương ứng chiếm khoảng 30% tổng quy mô đào tạo. Trong khi đó, đối với Singapore, tỷ lệ này đang khoảng 46% sinh viên đang học trong các ngành Stem, Hàn Quốc khoảng 35%, Phần Lan khoảng 36% và Đức khoảng 40%.
Như vậy, có thể thấy tỷ lệ sinh viên ở Việt Nam theo học Stem mặc dù trong những năm vừa qua có tăng cả về quy mô tuyển sinh lẫn quy mô đào tạo, nhưng trong bức tranh tổng thể, so với các nước phát triển và các nước có nền khoa học công nghệ hiện đại, thì con số này của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, ông Nguyễn Anh Dũng nhận định.
GS.TS. Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Vậy, bản chất tại sao sinh viên, học sinh bây giờ chưa chọn ngành Stem nhiều, không phải vì do các em không nỗ lực, không giỏi, không phải vì không học được mà vì mục đích cuối cùng mà sinh viên và gia đình mong muốn là sau khi học xong có việc làm hay không, việc làm có đáp ứng được điều kiện cuộc sống hay không? Điều đó đòi hỏi, chúng ta phải tạo ra một kênh thông tin, một hệ sinh thái để các bạn sinh viên tham gia.
GS.TS. Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhìn nhận về nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Chử Đức Trình cho rằng, vai trò của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh của nó.
“Nhìn vào mặt hàng điện tử, Việt Nam là một trong những cường quốc xuất khẩu lớn trên thế giới, nhìn vào công nghệ thông tin thì chúng ta cũng rất mạnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước chưa chiếm tỷ phần lớn. Hầu hết, các doanh nghiệp xuất khẩu lại là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài”, ông Trình nói.
Đi sâu phân tích về vấn đề này, ông Trình cho rằng, chúng ta có một nguồn nhân lực phát triển về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật rất tốt, nhưng hiện giờ các doanh nghiệp nước ngoài đang khai thác khá triệt để, trong khi doanh nghiệp trong nước chưa khai thác được thế mạnh này.
Chỉ ra thực trạng này, ông Trình cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cũng phải thay đổi để nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng phải thay đổi lại cách thức sử dụng nguồn nhân lực. Thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp trong nền công nghiệp và nâng cao vị thế của từng doanh nghiệp.
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội là sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Nhấn mạnh điều này, ông Trình cho rằng các trường đại học cũng cần xác định đây là một cơ hội lớn để phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và để nhân lực được đào tạo ra được sử dụng đúng người, đúng việc. Hiện, rất nhiều sinh viên ra trường đi làm cho các doanh nghiệp nhưng không được sử dụng ở những lĩnh vực đã được đào tạo mà sử dụng vào vị trí thực hiện những chức năng rất giản đơn.
“Do đó, trong thời gian tới, nếu như các doanh nghiệp không khai thác triệt để được nguồn nhân lực này thì rất khó phát triển. Tôi tin Nghị quyết 57 sẽ là một trong những nghị quyết mang tính cách mạng để đưa đất nước phát triển”, ông Trình nhấn mạnh.
Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, PGS.TS Đặng Hoài Bắc cho rằng, hiện nay, các trường đại học của chúng ta đang chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức và mô tả, diễn giải công nghệ. Tuy nhiên, chúng ta cần giảng dạy cho các em một cách căn bản về việc hấp thụ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ. Từ đó, chúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ có khả năng làm chủ và sáng tạo công nghệ. Đây là một việc đòi hỏi dài hơi sự thay đổi căn bản trong giáo dục đại học, từ đó sẽ nói tiếp câu chuyện đổi mới sáng tạo.
Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, PGS.TS. Đặng Hoài Bắc chia sẻ tại tọa đàm chia sẻ. Ảnh: Duy Thông
Cũng theo PGS.TS Đặng Hoài Bắc, hiện nay có ba yếu tố để đánh giá sinh viên: đó là kiến thức, kỹ năng và hành vi, thái độ trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với xã hội. Về phần kiến thức, sinh viên Việt Nam hiện nay tiệm cận 80 - 90% so với những trường tiên tiến nhất. Tuy nhiên, kỹ năng của sinh viên cần phải cải thiện rất nhiều, và từ kỹ năng này mới có thể có đổi mới trong giáo dục. Do đó, các em phải trải nghiệm ngay từ năm thứ nhất, năm thứ hai. Muốn vậy, cần có những môi trường thực tế để khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên từ sớm, từ xa. Về hành vi, thái độ và trách nhiệm với xã hội thì chúng ta cần có sự giáo dục, cần có các doanh nghiệp có tâm với đất nước, đó là những doanh nghiệp lớn để các em có thể trải nghiệm, học hỏi về trách nhiệm này.
Đồng thời, các thầy cô giáo phải là những người mang “hơi thở cuộc sống” trong quá trình giảng dạy, vừa cập nhật kiến thức, vừa phải là những người đã được trải nghiệm trong môi trường thực tế để sáng tạo, đổi mới về ứng dụng công nghệ, về cung cấp các giải pháp công nghệ. "Do vậy, sự gắn kết của các trường đại học phải có sự 3 gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, và ba yếu tố này không thể tách rời nhau" - PGS.TS Đặng Hoài Bắc nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, ông Chử Đức Trình cho rằng, trong thời gian tới, các trường đại học cần phải gắn kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng hành cùng thì khi đó chắc chắn tỷ lệ Stem của chúng ta tăng lên.
Tháo gỡ vướng mắc phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
Thể chế hóa tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tại kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là một hành động rất nhanh, rất thiết thực của Quốc hội với mục tiêu cố gắng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang là rào cản phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Trong số các cơ chế, chính sách quy định trong Nghị quyết 193, có thí điểm chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; và trao quyền tự chủ trong quản lý, khai thác những tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học. Đây là câu chuyện rất lớn, rất quan trọng. Trong đó, tháo gỡ vướng mắc liên quan tới giao quyền tự chủ trong quản lý, khai thác tài sản được hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học mạnh dạn hơn trong việc thương mại hóa các sản phẩm của mình và sẽ có một nguồn thu lớn từ nghiên cứu khoa học.
Tôi cho rằng hiệu ứng từ Nghị quyết 57 và Nghị quyết 193 sẽ tạo luồng gió mới mạnh mẽ và chắc chắn sẽ tạo ra được những chuyển động lớn, rộng rãi trong thời gian tới. Tọa đàm hôm nay Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cho các “nhà” ngồi lại với nhau: nhà lập pháp, nhà quản lý, nhà trường và nhà doanh nghiệp, thêm “nhà” truyền thông, sẽ tạo ra sự hợp lực mạnh mẽ, thay đổi cách tiếp cận, nhận thức và trách nhiệm của mỗi bên. Chắc chắn rằng, hiệu ứng này không chỉ còn là mong muốn, mà đang từng bước được hiện thực hóa.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam. Apple Pay là phương thức thanh toán dễ dàng, an toàn và riêng tư khi thanh toán tại cửa hàng, trong ứng dụng và trực tuyến.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.
Ngày 15.4.2025, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) - đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cần thực hiện cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học công nghệ theo cơ chế quỹ, tức là tiền luôn được bố trí chờ đề tài. Kinh phí nghiên cứu được phân bổ và giao cho các quỹ khoa học, công nghệ ngay từ đầu năm tài chính mà không cần danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt trước. Đề tài được phê duyệt bất kể thời điểm nào trong năm thì được cấp kinh phí ngay, chứ không phải theo cơ chế dự toán ngân sách trước một năm.
Vào tối ngày 10.4, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
Nhân dịp 30.4 - 1.5, từ 11.4 - 31.5.2025, Viettel triển khai chương trình ưu đãi nhân đôi lưu lượng data Roaming giá không đổi và tặng miễn phí gói cước data tại các nước Châu Âu và 1 số nước châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và UAE.
Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.
TS. Vũ Đức Lợi -Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.
Ngày 9.4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) chính thức khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tại địa chỉ truy cập: https://nq57.mst.gov.vn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.
Trong thời đại công nghệ số, "Bình dân học vụ số" được kỳ vọng mang đến cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân, từ thành thị đến nông thôn, từ người trẻ đến người già. Đây chính là chìa khóa nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đà cho đất nước vươn mình mạnh mẽ.
Trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đồng thời khởi xướng hai cuộc “cách mạng” lớn: tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 25.11.2024, và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024. Đây không chỉ là hai nhiệm vụ song song mà còn gắn bó chiến lược, tương hỗ chặt chẽ với nhau. Cả hai cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.