Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI: Nâng cao hiệu suất với AI và dữ liệu thông minh” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cùng các đơn vị đồng hành phối hợp tổ chức.

AI tái cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp

Hiện nay, dù nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi áp dụng AI, nhưng thực tế là AI đang ngày càng trở nên phổ biến. Các chuyên gia cũng cho rằng, AI không chỉ đơn giản là công nghệ, mà còn là giải pháp cho nhiều vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược của mình và tìm cách áp dụng AI vào sản xuất, kinh doanh.

91.jpg
Quang cảnh hội thảo

Tại Hội thảo, đánh giá về vai trò của AI trong giai đoạn hiện nay, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA Lê Hồng Quang nhấn mạnh, AI đã trở thành công cụ cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp cần thay đổi không chỉ về công nghệ mà còn về tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn. Nếu không hành động quyết liệt ngay từ bây giờ, chúng ta không chỉ tụt hậu mà còn có nguy cơ bị đào thải khỏi cuộc chơi đầy cạnh tranh này.

Đồng tình với quan điểm đó, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, AI không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành một trong những yếu tố quyết định hiệu suất của doanh nghiệp. Báo cáo của McKinsey năm 2024 cho thấy 65% lao động toàn cầu đã ứng dụng AI tạo sinh (Generative AI) vào công việc, nhưng chỉ 15% doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận rõ rệt từ công nghệ này. Các lĩnh vực ứng dụng AI phổ biến nhất bao gồm: Tiếp thị (54%), Công nghệ (39%) và Tài chính (16%)…

cvl.jpg
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều thách thức như biến động thương mại, rủi ro tài chính, an ninh mạng và tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược AI dài hạn, quản trị dữ liệu hiệu quả và phát triển đội ngũ nhân lực có năng lực để khai thác tối đa tiềm năng công nghệ này.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Việt Long (Đại học Quốc gia Seoul) chia sẻ, AI đang định hình lại doanh nghiệp hiện đại. Tỷ lệ ứng dụng AI trên toàn cầu tăng 31% so với năm trước, giúp doanh nghiệp giảm 21-30% chi phí nhờ tự động hóa. AI cũng tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, yêu cầu nhân sự phát triển các kỹ năng chuyên môn, tư duy chiến lược và làm chủ công nghệ mới. Việc áp dụng AI hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận đầu tư (ROI), tối ưu dòng tiền và tăng khả năng quản trị rủi ro tài chính.

AI mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, AI không những nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp tái định hình lại cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả mà còn mở ra những cơ hội mới.

Theo TS. Nguyễn Việt Long, các doanh nghiệp nên nhanh chóng thích nghi và đầu tư vào nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ AI cũng như tích hợp nó vào quy trình vận hành của họ. Việc này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực công nghệ và tài chính mà còn áp dụng rộng rãi trong tiếp thị, chăm sóc khách hàng, sản xuất nội dung và quản lý chuỗi cung ứng. Khi áp dụng AI một cách có chiến lược, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh bền vững trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Chia sẻ về chiến lược ứng dụng AI và dữ liệu thông minh trong quản trị doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA Lê Hồng Quang cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng AI đã tăng từ 33% năm 2022 lên 72% năm 2024. Công nghệ này hỗ trợ mạnh mẽ trong dịch vụ khách hàng, an ninh mạng, quản lý quan hệ khách hàng và sản xuất nội dung. bởi các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu để ra quyết định có thể tăng khả năng thu hút khách hàng hơn 23 lần so với các doanh nghiệp truyền thống.

1.jpg
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA Lê Hồng Quang phát biểu tại hội thảo

Thực tế, ứng dụng AI đã và đang tác động mạnh mẽ trong hoạt động của các doanh nghiệp. Chia sẻ về chiến lược ứng dụng AI và dữ liệu thông minh trong quản trị doanh nghiệp, Tổng giám đốc MISA Lê Hồng Quang cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng AI vào quản trị tăng từ 33% năm 2022 lên 72% năm 2024 (theo IBM, Forbes, McKinsey). Công nghệ này đang hỗ trợ mạnh mẽ trong dịch vụ khách hàng (56%), an ninh mạng (51%), quản lý quan hệ khách hàng (42%) và sản xuất nội dung (40%). Các doanh nghiệp ứng dụng dữ liệu để ra quyết định có thể tăng khả năng thu hút khách hàng cao hơn 23 lần so với doanh nghiệp truyền thống.

“Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm tiên phong phát triển các giải pháp công nghệ và đồng hành cùng 350.000 khách hàng, MISA cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt làm chủ AI, tối ưu hóa quy trình quản trị và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ”, Tổng giám đốc MISA Lê Hồng Quang cho biết.

Việc ứng dụng AI giúp tăng năng suất chăm sóc khách hàng lên 1,71 lần, giảm nhân sự từ 600 xuống còn 350 người, đồng thời tối ưu quy trình tài chính, tự động hóa kế toán và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn nhanh hơn. Hiện tại, 5.000 doanh nghiệp đã được cấp hạn mức vay 20.000 tỷ đồng thông qua nền tảng AI của MISA, với tỷ lệ giải ngân thành công cao gấp 4 lần phương thức thông thường. Trong năm 2025, MISA dự kiến triển khai AI Agent - công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tự động nhằm tăng năng suất và giảm chi phí vận hành đáng kể.

Theo ông Lê Hồng Quang, AI là xu thế tất yếu, đòi hỏi doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi để duy trì lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phổ cập AI trong quản trị để nâng cao hiệu suất, xây dựng văn hóa ra quyết định dựa trên dữ liệu và đẩy mạnh chuyển đổi số với nền tảng điện toán đám mây tích hợp AI. Ngoài ra, doanh nghiệp cần rà soát liên tục và có kế hoạch ứng dụng AI vào từng quy trình sẽ giúp tối ưu hiệu quả vận hành và quản lý.

Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Toàn cảnh họp báo
Khoa học - Công nghệ

Xây dựng nền tảng cho Al tại Việt Nam với dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở

Sáng 14.3, tại Hà Nội, Meta, phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính tổ chức họp báo công bố chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al) tại Việt Nam.