Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Bài 1: Gian nan chống thất thu thuế

Tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV vừa qua, chống thất thu thuế trong thương mại điện tử là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Tuy vậy, như Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc xác nhận khi trả lời chất vấn, đây là việc “rất gian nan”. Một trong những nguyên nhân bởi chính sách pháp luật về thuế còn bất cập. Do vậy, “hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử” là yêu cầu mà Quốc hội đặt ra cho ngành tài chính nhằm khắc phục những lỗ hổng hiện nay.

Thương mại điện tử bùng phát mạnh mẽ đặt ra yêu cầu phải xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, tránh thất thu thuế. Mặc dù Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực song đây vẫn là việc hết sức gian nan.

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử rất lớn

Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương Lê Thị Hà dẫn số liệu điều tra 47 quốc gia công bố năm 2021 cho thấy, trong đỉnh dịch Covid-19, tỷ lệ chi tiêu trực tuyến trong tổng chi tiêu toàn cầu tăng mạnh lên 14,9%, trong khi năm 2019 chỉ là 10,3%. Rõ ràng, dịch bệnh ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế song vẫn là bức tranh lạc quan đối với thương mại điện tử.

Bài 1: Gian nan chống thất thu thuế -0Bài 1: Gian nan chống thất thu thuế ảnh 2Bài 1: Gian nan chống thất thu thuế ảnh 3Bài 1: Gian nan chống thất thu thuế ảnh 4

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Kỳ họp thứ Ba vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính và các ngành có liên quan trong thời gian tới. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội tổ chức có liên quan để trao đổi, kết nối thông tin, quản lý thu. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tra đối chiếu để chống thất thu và xử lý nghiêm các vi phạm.

Tại Việt Nam, với hơn một nửa dân số dùng điện thoại thông minh và kết nối internet, tiềm năng phát triển thương mại điện tử rất lớn. Kết quả điều tra hơn 10.000 doanh nghiệp nội địa do Bộ Công thương thực hiện cho thấy, trong hai năm 2020 và 2021, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam giữ vững ở mức 17%/năm. Năm 2021, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD, ước tính giá trị mua sắm trung bình là 270 USD/người/năm. Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ASEAN vào năm 2026.

Theo Bộ Tài chính, hiện chúng ta có trên 100 sàn thương mại điện tử xuyên biên giới; có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, trong đó có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn cung cấp dịch vụ và 3 công ty đối tác.

Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử -0
Các nền tảng thương mại điện tử tạo ra doanh thu khổng lồ

Khung chính sách dần đáp ứng yêu cầu

Cùng với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, khung chính sách pháp luật liên quan cũng từng bước được xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Cụ thể, Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định rõ đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.

Triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước phối hợp Bộ Tài chính và các bộ có liên quan trong việc thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới trong thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.

Đáng chú ý, từ ngày 1.1.2022, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử chính thức có hiệu lực. Theo đó, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử -0
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ có liên quan thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới trong thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, quy định rõ hơn trách nhiệm của người quản lý trên sàn thương mại điện tử, như phải cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế gồm họ tên, số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, mã số thuế, địa chỉ, tài khoản ngân hàng của người bán…

Cùng với việc hoàn thiện khung khổ chính sách, Bộ Tài chính triển khai hàng loạt giải pháp như tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ người nộp thuế, bao gồm từ hoạt động thương mại điện tử. Đầu năm nay, Bộ cũng đã khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và triển khai ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax-Mobile); tổ chức thành công Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc nhằm tăng cường công khai, minh bạch, chống thất thu cho ngân sách nhà nước...

Nhờ những giải pháp đồng bộ trên, việc thu thuế đối với thương mại điện tử đã đạt được những kết quả tích cực bước đầu. Đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ quan thuế đang quản lý thông qua các tổ chức tại Việt Nam (nộp thuế thay tổ chức nước ngoài) với số thu trung bình hơn 1.100 tỷ đồng/năm. Từ năm 2018 đến hết tháng 4.2022, các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền hơn 5.111 tỷ đồng, trong đó Facebook nộp 1.965 tỷ đồng; Google nộp 1.902 tỷ đồng; Microsoft nộp 651 tỷ đồng. Với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ dịch vụ, thương mại xuyên biên giới, lũy kế đến hết tháng 4.2022, cơ quan thuế đã thu 735 tỷ đồng từ xử lý vi phạm, chống thất thu thuế, trong đó riêng 4 tháng đầu năm 2022 là 176 tỷ đồng.

Thất thu vẫn rất lớn

Tuy nhiên, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc xác nhận việc thu thuế thương mại điện tử rất gian nan. Hiện, “chúng ta đang thất thu rất lớn đối với sàn thương mại điện tử và kinh doanh công nghệ”, Bộ trưởng phát biểu.

Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử -0
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Lý giải rõ hơn, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, một phần nguyên nhân bởi sàn thương mại điện tử có máy chủ đặt ở nước ngoài nên khó trong việc quản lý. Mặt khác, phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn và đây là trở ngại trong thu thuế. Đối với các tập đoàn công nghệ như You Tube, Google, Microsoft… đã đăng ký nộp thuế đầy đủ. Tuy nhiên, với các mặt hàng bán lẻ qua Zalo, Facebook, thanh toán nhận hàng trả bằng tiền mặt đang là khoản thất thu rất lớn. Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành khác để đấu tranh trong lĩnh vực này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin.

Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh cá nhân, Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Lan Anh bổ sung, trên nền tảng số, các tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về nơi có lợi nhất về thuế nên rất khó quản lý hết nguồn thu và căn cứ tính thuế.

Bên cạnh đó, trong kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh với phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, các ứng dụng đăng tải trên mạng xã hội. Các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt tại nước ngoài, một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn giao dịch thương mại điện tử và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội… nên khó kiểm soát giao dịch.

Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử -0
Thương mại điện tử có những tính chất đặc thù, như: quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che giấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch... vì vậy vấn đề quản lý thu thuế gặp nhiều thách thức

Ngoài ra, theo các chuyên gia, số lượng các cá nhân kinh doanh lớn, phức tạp và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế trong cộng đồng còn hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nói chung và trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng. Mặt khác, hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại điện tử chưa được đồng nhất và hoàn thiện, trong khi công tác thanh kiểm tra hoạt động này cũng khác xa so với hoạt động kinh doanh truyền thống cũng là thách thức không nhỏ với công tác quản lý thuế.

Thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ cho xã hội. Đó không chỉ tạo ra tiền lệ xấu cho tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế ma còn không bảo đảm công bằng về nghĩa vụ nộp thuế. Do vậy, hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành tài chính hiện nay.

Thị trường

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.