Baha’i - Nhân loại thống nhất

Ngày 21.4.1955, Hội đồng Tinh thần Baha’i đầu tiên thành lập tại Sài Gòn, được chính quyền Sài gòn công nhận. Đến đầu năm 1975, tín đồ tôn giáo Baha’i có khoảng 205.000 tín đồ, trong đó có khoảng 30.000 người Chăm, người Thượng và người Nùng, với 687 Hội đồng Tinh thần địa phương.

Sau ngày 30.4.1975, hoạt động của cộng đồng Baha’i giảm dần trong 2 năm và đến năm 1977 thì ngừng. Năm 1991, Ban vận động hợp thức hóa tôn giáo Baha’i tự thành lập và đề nghị chính quyền TP. Hồ Chí Minh cho tín đồ đạo Baha’i tại đây được sinh hoạt bình thường. Đồng thời, Ban vận động hợp thức hóa kết nối liên lạc giữa các tín đồ tôn giáo Baha’i trên cả nước. 

Ngày 28.3.2007, Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Ngày 21.3.2008, Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam đã tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất để bầu Hội đồng Tinh thần tôn giáo Baha’i Việt Nam và thông qua Hiến chương, chương trình hoạt động của đạo. Ngày 14.7.2008, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã ký quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam.

Tính đến năm 2021, tôn giáo Baha’i có ở 45 tỉnh, thành phố, tập trung đông nhất tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang… Số lượng chức việc tôn giáo Baha’i ở Việt Nam là hơn 300 người. Ở Việt Nam không có cơ sở thờ tự của tôn giáo Baha’i, các chức việc, tín đồ tôn giáo Baha’i thực hiện hoạt động tôn giáo tại một số văn phòng làm việc ở địa phương hoặc tại nhà riêng.

Tín đồ đạo Baha’i tin rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới do Thượng đế tạo ra, Thượng đế đã cử nhiều sứ giả để dạy nhân loại biết cách tìm hiểu, thờ phụng Thượng đế và sứ giả của Thượng đế trong thời đại ngày nay là đức Baha’u’llah.

Giáo lý căn bản của đạo Baha’i là: Thượng đế là Đấng tối cao duy nhất. Tất cả các tôn giáo đều có chung một nguồn gốc thiêng liêng. Mọi người đều thuộc một gia đình, gia đình nhân loại, vì đều là con của Thượng đế.

Theo tôn giáo Baha’i, đức Baha’u’llah đã trao cho tín đồ nhiệm vụ đem giáo lý của mình đến toàn thể nhân loại bằng lời nói và gương tốt, cấm sự ép buộc. Tín đồ Baha’i chỉ trao tặng giáo lý cho những ai muốn tìm hiểu, không cố nài khi có người tỏ ý không muốn nghe.

Tín đồ tôn giáo Baha’i từ 15 tuổi trở lên cầu nguyện hàng ngày vào buổi sáng bằng Thánh kinh do Baha’u’llah truyền lại. Kinh cầu nguyện này bắt buộc mọi người phải đọc riêng, không được đọc kinh hàng loạt, trừ trường hợp cầu nguyện trong tang lễ. Baha’u’llah đã tập trung nhiều điều giáo huấn của mình vào trong 150 bộ sách với 12 nguyên lý chính.

Trong đó, nhân loại thống nhất là nguyên lý cốt lõi giáo lý của Baha’u’llah. Sự thống nhất thế giới là giai đoạn cuối cùng trong cuộc tiến hóa của nhân loại. Điều này được thực hiện dựa trên sự nhìn nhận của cá nhân về nhân loại thống nhất như là nguyên lý tâm linh chủ yếu.

Tìm hiểu chân lý một cách độc lập đòi hỏi con người phải gắng công nhiều hơn là sự chấp nhận đức tin mù quáng do người khác giảng dạy. 

Xóa bỏ mọi thành kiến. Phương thức hiệu nghiệm để xóa thành kiến là ý thức về nhân loại thống nhất. Khi một người đạt được nhận thức tâm linh về tính thống nhất của nhân loại, người đó có thể vượt qua thành kiến của riêng mình…

Chính sách Dân tộc và Tôn giáo

Hợp thành khối thống nhất, vững chắc
Văn hóa - Thể thao

Hợp thành khối thống nhất, vững chắc

Qua lịch sử phát triển của đất nước, đoàn kết dân tộc, tôn giáo luôn được củng cố, tăng cường và mở rộng. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra rất nhiều thách thức, đòi hỏi cả nước hợp thành khối đại đoàn kết vững chắc, thực hiện ước nguyện vì một Việt Nam hùng cường.

Biến đổi và mai một
Văn hóa

Biến đổi và mai một

Thời gian vừa qua, tín ngưỡng truyền thống các dân tộc thiểu số bị mai một do ảnh hưởng ngày càng lớn của nhiều loại hình tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây và sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới, cùng với đó là sự biến đổi mạnh mẽ về môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Nếp sống văn hóa trong sinh hoạt đạo - đời
Văn hóa - Thể thao

Nếp sống văn hóa trong sinh hoạt đạo - đời

Thời gian qua, các giá trị văn hóa, nhân văn của tín ngưỡng, tôn giáo có tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa của người dân, góp phần quan trọng bảo tồn văn hóa truyền thống, duy trì đạo đức xã hội, hướng đến hệ giá trị mới phù hợp với đời sống hiện đại, chân - thiện - mỹ.

Khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp
Văn hóa - Thể thao

Khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập mạnh mẽ, văn hóa chịu nhiều tác động, có xu hướng biến đổi, mai một bản sắc…, việc khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo để giữ gìn, phát triển văn hóa Việt Nam thực sự cấp thiết.

Phát huy sức mạnh tổng hợp
Xã hội

Phát huy sức mạnh tổng hợp

Các tôn giáo với những cách làm hay, mô hình thiết thực đã đóng góp quan trọng vào công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ an ninh Tổ quốc; đây là nguồn lực cần tiếp tục phát huy thời gian tới.

Cuộc sống bình an để yên tâm tu đạo
Xã hội

Cuộc sống bình an để yên tâm tu đạo

Cùng sự chung tay của chức sắc, cơ sở tôn giáo và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, tại nhiều địa phương, phong trào giữ gìn an ninh trật tự đã được triển khai tích cực, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên, đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Đoàn kết vì mục tiêu chung
Xã hội

Đoàn kết vì mục tiêu chung

Những năm qua, các mô hình phát huy sự đoàn kết, hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo người Chăm với lực lượng vũ trang của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương.

Ứng xử đúng với di sản có không gian thiêng
Văn hóa - Thể thao

Ứng xử đúng với di sản có không gian thiêng

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, không phải di sản nào cũng có thể đưa ra trình diễn và đề xuất không đưa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ra ngoài không gian tâm linh, làm mất đi tính “thiêng”, trần tục hóa tín ngưỡng, dẫn đến nhiều người hiểu sai lệch về di sản.

Cần giải pháp đồng bộ, kịp thời
Văn hóa - Thể thao

Cần giải pháp đồng bộ, kịp thời

GS.TS. Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam góp ý, những giải pháp đồng bộ, chính sách kịp thời sẽ giúp bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tránh sa vào trạng thái cực đoan: hoặc cấm đoán, quản lý quá cứng nhắc; hoặc buông lỏng, để tự do phát triển, bóp méo bản chất của di sản.