Hợp tác dịch Đại tạng kinh thuộc Dự án kinh điển phương Đông

Vừa qua đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác triển khai dịch thuật Hợp phần Phật tạng toàn dịch, thuộc Dự án Dịch thuật và Phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông (Dự án kinh điển phương Đông).

Lễ ký kết diễn ra giữa Ban chủ nhiệm Dự án Kinh điển phương Đông (Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế (Ban Phật giáo Quốc tế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Dịch bộ Đại tạng kinh là nhiệm vụ đặc biệt, nhiều thách thức trong Dự án Kinh điển phương Đông, không chỉ bởi số lượng kinh sách đồ sộ, mà còn vì tính uyên áo (sâu xa, màu nhiệm), phức tạp của toàn bộ nền tư tưởng Phật giáo. Mục tiêu của Hợp phần Phật tạng toàn dịch là xuất bản được những dịch phẩm vừa bảo đảm tính hàn lâm, khoa học, trung thành với tinh thần chân chính của Phật giáo, khắc phục những hạn chế của các bản dịch cũ; vừa dễ hiểu, phù hợp với độc giả phổ thông.

Hợp tác dịch Đại tạng kinh thuộc Dự án kinh điển phương Đông -0
TS. Đinh Thanh Hiếu, Phó Trưởng Ban Chủ nhiệm kiêm Hội đồng biên tập Dự án Kinh điển phương Đông và Đại đức, TS. Thích Quảng Lâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế, ký Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác

Theo nội dung Thỏa thuận hợp tác, sẽ thành lập Ban Chỉ đạo và Hội đồng chuyên môn của Hợp phần Phật tạng toàn dịch; xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Hợp phần; tổ chức tìm kiếm và quản lý nguồn kinh phí; xây dựng thể lệ Hợp phần; phối hợp lựa chọn danh mục tác phẩm dịch thuật; tổ chức thẩm định, phê duyệt, ký hợp đồng triển khai dịch thuật, đánh giá, nghiệm thu, hiệu đính, biên tập, xuất bản các tác phẩm thuộc danh mục của Hợp phần; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu dịch giả, chuyên gia, cộng tác viên thực hiện Hợp phần; phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện các nội dung và tổ chức hoạt động theo kế hoạch của Hợp phần.

Dự án Kinh điển phương Đông là một trong năm chương trình, dự án khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia do Chính phủ chỉ đạo. Dự án được thực hiện với mục tiêu dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông; qua đó nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các giá trị tư tưởng, văn hóa của nhân loại, của truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện hơn trong bối cảnh mới.

Dự án Kinh điển phương Đông được Đại học Quốc gia Hà Nội giao Viện Trần Nhân Tông triển khai. Dự án dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm (2019 - 2029), không sử dụng ngân sách Nhà nước mà huy động nguồn lực tài chính xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hàng năm, Dự án sẽ lên kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thành phần trong dự án, phù hợp với nguồn ngân sách được huy động.

Hợp tác dịch Đại tạng kinh thuộc Dự án kinh điển phương Đông -1
Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Phật giáo quốc tế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Lễ ra mắt Nhà sách Vĩnh Nghiêm

Kể từ khi thành lập ngày 6.10.2019, với đội ngũ dịch giả và cộng tác viên đông đảo, uy tín, Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế đã luôn đồng hành trong từng giai đoạn phát triển của Dự án Kinh điển phương Đông. Trung tâm và Viện Trần Nhân Tông cũng đã phối hợp dịch thuật nhiều kinh sách. Vì thế, việc ký kết Bản ghi nhớ là nhằm chính thức hóa mối quan hệ hợp tác này, từ đó hai bên có thể làm việc trên tinh thần chia sẻ hoan hỷ, đồng lòng nhất trí, góp phần vào thành công chung của Dự án.

Nhân dịp này, Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế đã chính thức ra mắt Nhà sách Vĩnh Nghiêm, với các chức năng biên tập, thiết kế, in ấn, phát hành, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá sách Phật giáo, trong đó có các tác phẩm kinh điển của Dự án  Kinh điển phương Đông thời gian tới.

Văn hóa

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…