Phát huy vai trò tôn giáo trong giữ gìn an ninh trật tự

Cuộc sống bình an để yên tâm tu đạo

Cùng sự chung tay của chức sắc, cơ sở tôn giáo và sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, tại nhiều địa phương, phong trào giữ gìn an ninh trật tự đã được triển khai tích cực, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên, đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Lồng ghép tuyên truyền an ninh trật tự

Tổ dân phố số 1 phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên nằm ven bờ sông Cầu, có nhà thờ Giáo họ Oánh với 256 hộ, 974 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em chung sống gồm Kinh, Tày, Nùng, Hoa và Sán Dìu. 70% dân số trong Tổ là người theo đạo Thiên Chúa. Ông Đaminh Nguyễn Văn Kính, Tổ trưởng Tổ dân phố 1 phường Túc Duyên, cho biết, những năm qua, Tổ dân phố số 1 đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền lồng ghép với Ban hành giáo họ đạo trong sinh hoạt của đồng bào Công giáo về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, nhắc nhở nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời tố giác, báo tin cho lực lượng chức năng về những hành vi phạm tội và tệ nạn xã hội trên địa bàn. Sau khi được tuyên truyền, nhiều hộ gia đình trong Tổ đã tự lắp camera trước cửa nhà để giám sát, bảo đảm an ninh trật tự gia đình và khu vực. Ngoài ra, Tổ dân phố cũng đã thành lập nhóm Zalo để người dân kịp thời phản ánh, đề xuất ý kiến liên quan đến việc giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực.

Lực lượng công an và chức sắc tôn giáo thường xuyên phối hợp trong gìn giữ an ninh trật tự tại nhiều địa bàn. Ảnh baodantoc.vn
Lực lượng công an và chức sắc tôn giáo thường xuyên phối hợp trong gìn giữ an ninh trật tự tại nhiều địa bàn. Nguồn: baodantoc.vn

Theo ông Đaminh Nguyễn Văn Kính, do đặc thù Tổ dân phố ở vị trí khá gần chợ đầu mối Túc Duyên, lại có nhiều hộ dân sinh sống kinh doanh ở mặt đường Bến Oánh nên tại đây rất dễ xảy ra tình trạng bán hàng hóa tràn lan, dẫn đến lấn chiếm lòng đường vỉa hè. Nhận thức được vấn đề này, Tổ dân phố phân công các thành viên đến từng hộ gia đình để vận động, nhắc nhở người dân hiểu được lợi ích chung của việc giữ trật tự, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường. Hàng năm, 100% hộ thực hiện ký cam kết giữ đường thông, hè thoáng, bán hàng hóa đúng nơi quy định và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong khu vực…

Trong khi đó, tại thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi, Bình Thuận, những năm trước, địa bàn này thường xảy ra các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, nhất là tình trạng đánh nhau, gây rối, vi phạm trật tự an toàn giao thông, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân từ việc tranh chấp đất đai hay các vấn đề trong đời sống... Để giữ bình yên địa bàn, thành viên tổ mô hình Giáo họ Phanxico tự quản, tự phòng về an ninh trật tự tại thôn Thanh Linh thường xuyên phổ biến đến bà con giáo dân về ý thức tự giác, tự bảo vệ tài sản, tinh thần đấu tranh tố giác tội phạm. Hàng chục nguồn tin tố giác tội phạm đã được cung cấp, giúp các ngành chức năng kịp thời nắm bắt, theo dõi, xử lý nhiều vụ việc liên quan. Số vụ đánh nhau, vi phạm giao thông và các hành vi vi phạm khác giảm từ 20 - 60%/năm…

Gắn kết xã hội, mang lại cuộc sống bình an

Trà Cú - huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, đồng bào Khmer chiếm trên 62% dân số. Toàn huyện có 37 chùa Phật giáo Nam Tông, với trên 1.000 sư sãi và trên 70.000 Phật tử. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện có lúc còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, xuyên tạc chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Theo Đại đức Giang Sô Thanh, Chánh Văn phòng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện Trà Cú, Trụ trì chùa Bảy Xào Giữa (xã Kim Sơn), nhân các dịp Phật tử đến chùa cúng dường chư tăng và cầu an vào các ngày mùng 8, 16, 23 và 30 âm lịch hàng tháng, ngoài giảng đạo, nhà chùa còn nhắc nhở Phật tử tích cực lao động, sản xuất, thực hiện và làm theo các chủ trương của địa phương, tránh xa tệ nạn xã hội; lồng ghép tuyên truyền pháp luật bằng tiếng Việt và tiếng Khmer về các nội dung phòng, chống ma túy, phòng cháy, chữa cháy, cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng…

Còn tại Bắc Ninh, trong nhiều năm qua, tăng, ni, phật tử rất tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã có nhiều hoạt động hiệu quả trên địa bàn như: phong trào gắn kết lễ hội với công tác tuyên truyền an toàn giao thông và trật tự xã hội tại thành phố Bắc Ninh; phong trào tăng, ni, phật tử tự giác, tự quản tại thành phố Từ Sơn… Thông qua các hoạt động, phong trào đã làm cho tăng, ni - nhà tu hành gắn kết hơn với xã hội, phát huy vai trò, vị trí, uy tín trong cộng đồng phật tử và nhân dân. Qua đó phật tử và quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc rằng, là một tín đồ tốt trước tiên phải là công dân kiểu mẫu, sống có trách nhiệm với cộng đồng, với Tổ quốc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh ngăn chặn các tà đạo, các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, ngăn chặn các phần tử lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi cá nhân, chống phá Nhà nước.

Với hơn 600 ngôi chùa trong tỉnh, trong đó có trên 400 chùa đang được tăng, ni, phật tử trông nom bảo quản, năm qua, tăng, ni, thành viên ban hộ tự ở các chùa đã cơ bản làm tốt công tác tự bảo vệ, hạn chế tối đa việc mất trộm, mất cắp tại các cơ sở thờ tự, không để xảy ra hư hỏng, hỏa hoạn. Bên cạnh đó, tăng, ni, phật tử đã kịp thời phát hiện và thu hồi hàng trăm tài liệu, sách, báo tuyên truyền hoạt động mê tín dị đoan; cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến an ninh trật tự, giúp lực lượng công an, chính quyền địa phương điều tra xác minh làm rõ các vụ việc vi phạm pháp luật, xử lý đối tượng; tích cực tham gia giáo dục con em các gia đình tín đồ phật tử tu tâm, dưỡng tính, từ bỏ con đường lầm lạc, hòa nhập với cộng đồng; tham gia hòa giải hàng trăm vụ việc mâu thuẫn trong dân cư và trong các nhóm phật tử…

Những hoạt động như vậy góp phần mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân, đồng thời cũng khẳng định, Tổ quốc có hòa bình, độc lập thì tôn giáo mới có tự do, xã hội có an ninh trật tự thì mọi người mới có thể yên tâm tu thân hành đạo.

Xã hội

Ký kết Thỏa ước lao động tập thể Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021
Đời sống

Hướng tới giải quyết vấn đề người lao động quan tâm

Ban hành Chương trình Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất thực hiện có hiệu quả, đi vào chiều sâu công tác đối thoại, hướng tới giải quyết các vấn đề được nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) quan tâm, các vấn đề cốt lõi của tổ chức Công đoàn; tổ chức thương lượng tập thể nhiều cấp độ, với nhiều đối tác; mở rộng độ bao phủ; nâng cao số lượng, chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Phương Thịnh
Đời sống

Đồng Tháp: Phấn đấu hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 85% trở lên

Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở”. Hội thảo đã đánh giá khách quan thực trạng, khó khăn, vướng mắc của công tác hoà giải ở cơ sở trong thời gian qua và nêu bật định hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.

Trưởng Tiểu học Thái Thịnh và Tiểu học Quang Trung, Hà Nội, trao tặng quà cho học sinh bị lũ lụt ở thành phố Yên Bái
Xã hội

Trưởng Tiểu học Thái Thịnh và Tiểu học Quang Trung, Hà Nội, trao tặng quà cho học sinh bị lũ lụt ở thành phố Yên Bái

Với tinh thần “tương thân, tương ái”, sẻ chia cùng đồng nghiệp và học sinh vùng lũ, ngày 21.9, Trường Tiểu học Thái Thịnh và Trường Tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đã tổ chức trao tặng quà cho học sinh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Đắk Lắk: Nối tiếp những chuyến xe cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Xã hội

Đắk Lắk: Nối tiếp những chuyến xe cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Những ngày qua, hàng loạt chuyến xe cứu trợ từ khắp mọi miền tổ quốc đã nối đuôi nhau tiến về miền Bắc. Những chuyến xe chở nhu yếu phẩm, lương thực, nước uống và vật dụng thiết yếu không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn là tấm lòng sẻ chia, nghĩa tình của người dân cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Mái ấm gia đình Việt: Mang yêu thương về miền Trung - Tây Nguyên
Xã hội

Mái ấm gia đình Việt: Mang yêu thương về miền Trung - Tây Nguyên

Mái ấm gia đình Việt chính thức ghi hình tại Quảng trường 10-3, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 20.9. Qua 2 năm sản xuất chương trình, với sứ mệnh “mang hạnh phúc sẻ chia cùng cộng đồng”, đây là lần thứ 2 ekip chương trình có mặt tại Tây Nguyên để tìm kiếm và tiếp tục hỗ trợ các em nhỏ mồ côi của 18 gia đình tại các tỉnh như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Khánh Hòa.

Tập đoàn Đèo Cả đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 (vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng).
Giao thông

Dồn lực thi công đưa dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn hoàn thành vượt tiến độ

Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là dự án thành phần có quy mô lớn và phức tạp nhất trong dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 với chiều dài 88km và 3 hầm xuyên núi. Sau khi được địa phương bàn giao đủ 100% mặt bằng, và hưởng ứng chiến dịch 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km cao tốc vào năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, Tập đoàn Đèo Cả đã tăng cường nhân sự, máy móc thiết bị, tổ chức thi công "3 ca 4 kíp" để đẩy nhanh sản lượng, đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 (vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng).

3 trường hợp được miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển công chức
Xã hội

3 trường hợp được miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển công chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27.11.2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21.2.2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Theo đó, từ ngày 17.9.2024, có 3 trường hợp được miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển công chức.