Đồng bộ giải pháp bảo tồn, phát huy nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu

Ứng xử đúng với di sản có không gian thiêng

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, không phải di sản nào cũng có thể đưa ra trình diễn và đề xuất không đưa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ra ngoài không gian tâm linh, làm mất đi tính “thiêng”, trần tục hóa tín ngưỡng, dẫn đến nhiều người hiểu sai lệch về di sản.

Không phải di sản nào cũng có thể đưa ra trình diễn

GS.TS. Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (từng là Trưởng ban xây dựng 7 hồ sơ di sản của quốc gia trình UNESCO, trong đó có hồ sơ di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt) nhớ lại: “Khi xem xét di sản để làm hồ sơ Dân ca quan họ Bắc Ninh, Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, tôi và các đồng nghiệp xác định hình thức thực thể văn hóa này là nghệ thuật trình diễn; nhưng khi làm hồ sơ Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam Định, chúng tôi xác định thực thể này là tín ngưỡng dân gian”.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với không gian thiêng - Ảnh: An Đăng
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với không gian thiêng. Ảnh: An Đăng

Theo GS.TS. Nguyễn Chí Bền, trong các hình thức di sản văn hóa phi vật thể, đáng lưu ý là quá trình xem xét tín ngưỡng, đây là một tổng thể các thành tố: nhân vật thờ, nơi thờ, nghi lễ, lễ vật thờ cúng... Nhân vật thờ khác nhau tạo ra các tín ngưỡng khác nhau, tín ngưỡng khác nhau thì nơi thờ tự khác nhau. Chẳng hạn, Thành hoàng thờ ở đình, Thánh Mẫu Liễu Hạnh thờ ở phủ... Dù khác nhau về nơi thờ cúng, nhưng có 2 không gian liên quan đến tín ngưỡng: không gian thiêng (điện thần của di tích) và không gian thế tục (bên ngoài di tích). Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là tổng hợp các thành tố: nhân vật thờ, nghi lễ lên đồng, lễ hội, tồn tại trong không gian thiêng của nơi thờ tự các vị Thánh Mẫu; không ai thực hành tín ngưỡng ở không gian thế tục.

Hiện tại một số người đưa ra khái niệm "trình diễn di sản", coi đó là biện pháp để cộng đồng trong và ngoài nước hiểu về di sản. Song GS.TS. Nguyễn Chí Bền cho rằng, trong các di sản văn hóa phi vật thể, không phải di sản nào cũng có thể trình diễn.

Cùng ý kiến, PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết, Điều 4, Luật Di sản văn hóa quy định rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan”. Vậy di sản văn hóa phi vật thể có không gian văn hóa nơi được sáng tạo ra, có di sản văn hóa đang được thực hành, có cộng đồng chủ thể đang thực hành, cộng đồng thụ hưởng, tiếp cận di sản văn hóa ấy.

“Ở đây chúng ta nhấn mạnh không gian thiêng, dù không phải di sản phi vật thể nào cũng có không gian thiêng. Nếu là nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ… có thể thực hành khắp nơi; nhưng lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng phải có không gian thiêng. Với những di sản gắn với không gian văn hóa thiêng, chúng ta phải có ứng xử khác” - PGS.TS. Đặng Văn Bài nói.

Dù vậy, trong tín ngưỡng thờ Mẫu có thành tố hát văn có thể đưa ra giới thiệu như hình thức diễn xướng dân gian.

Không làm sai lệch hoặc biến tướng di sản

Xu hướng biểu diễn, sân khấu hóa di sản đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu biểu diễn càng trở nên phổ biến trong xây dựng các sản phẩm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, theo TS. Trần Hữu Sơn, di sản luôn gắn chặt với không gian thiêng, với môi trường sản sinh ra di sản hay trong nghệ thuật ngôn từ thường dùng thuật ngữ “ngữ cảnh”. Vì thế, khi trình diễn một bộ phận cấu tạo nên di sản thì cần gọi đúng nó, như người Tày đã gọi “Liên hoan hát Then, đàn tính” chứ không gọi là trình diễn di sản thực hành Then.

Trưởng Ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Phạm Thị Thanh Hường phân tích: Trong 12 nguyên tắc đạo đức dành cho bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được xây dựng trên tinh thần của Công ước 2003, có nội dung không thể đưa di sản ra khỏi không gian của nó. Bên cạnh đó còn có nguyên tắc đề cao vai trò của cộng đồng, nhóm thực hành, nghệ nhân trong việc thường xuyên đánh giá tác động tiềm tàng, tác động không chủ đích đối với việc duy trì, bảo vệ, thực hành di sản của mình. Các cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp, cá nhân phải đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định những gì là nguy cơ đối với di sản văn hóa phi vật thể của họ bao gồm việc thay đổi bối cảnh di sản, biến di sản thành hàng hóa, trình bày sai lệch và ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ đó…

Ông Nguyễn Văn Thư, Hội Bảo vệ và Phát huy di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Nam Định kiến nghị, nghệ sĩ có thể khai thác một số yếu tố của di sản, nhưng đưa toàn bộ nghi lễ hầu đồng lên sân khấu sẽ làm mất đi tính thiêng của di sản, làm trần tục hóa tín ngưỡng, dẫn đến nhiều người hiểu sai lệch về di sản.

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền bổ sung: Việc đưa một vài thành tố của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ lên sân khấu biểu diễn cũng có thể chấp nhận. Nhưng đạo diễn hoặc người tổ chức biểu diễn phải hiểu thấu được đạo Mẫu để ứng xử đúng, không làm sai lệch hoặc biến tướng. Cơ quan chức năng cần có quy định chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể để bảo vệ, phát huy di sản một cách tốt nhất, từ đó ngăn chặn những nguy cơ biến việc quảng bá di sản trở thành giải tỏa những nhu cầu tầm thường của đời sống...

Còn theo GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sự tham gia của các hội, thông qua các đơn vị thực nghiệm, nghiên cứu, vào việc khuyến khích các hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu qua các hình thức nghệ thuật như đưa lên sân khấu như một tiết mục nghệ thuật, hay tại lễ khai mạc các hội nghị, hội chợ, sự kiện văn hóa... cần hết sức lưu ý. Bởi thực hành tâm linh và khai thác khía cạnh nghệ thuật của tín ngưỡng là hai việc khác nhau, nếu không cẩn thận sẽ làm mất đi những giá trị chân thực của nó.

GS.TS. Lê Hồng Lý góp ý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là đầu mối điều phối, nắm bắt, hợp tác, kết nối được tất cả tổ chức xã hội liên quan để thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể nói chung, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói riêng, để di sản luôn được bảo vệ và phát huy giá trị một cách tốt nhất. 

Văn hóa - Thể thao

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.