Bắc Giang: Em Thân Thế Công được đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

19 cá nhân được đề cử giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu", trong đó có em Thân Thế Công, từng là học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (hiện là sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế (IPhO) 2024.

Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam, ngày 20/2 công bố danh sách 19 đề cử "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu".

Giải thưởng nhằm tôn vinh những bạn trẻ không quá 35 tuổi, có thành tích nổi bật ở 9 lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh khởi nghiệp, quốc phòng, an ninh trật tự, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật và hoạt động xã hội.

nst.jpg
Em Thân Thế Công.

Ban Tổ chức cho biết lựa chọn từ 159 hồ sơ đề cử, đến từ 55 đơn vị trong cả nước, dựa trên thành tích, mức độ tác động và truyền cảm hứng xã hội.

Ở lĩnh vực học tập có ba học sinh, sinh viên gồm Thân Thế Công, Hoàng Xuân Bách và Nguyễn Hữu Tiến Hưng. Các em là chủ nhân Huy chương Vàng Olympic quốc tế năm 2024, lần lượt ở môn Vật lý, Tin học và Hóa học.

Lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng có ba đề cử, gồm Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu, Nguyễn Viết Hương, Lê Kim Hùng. Tất cả đang giảng dạy ở đại học, có nhiều công bố quốc tế, bằng độc quyền sáng chế, từng nhận nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

Lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và Thể dục thể thao có sự góp mặt của nhiều gương mặt nổi tiếng, như hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy, ca sĩ Nguyễn Huỳnh Sơn (Soobin Hoàng Sơn), Phương Mỹ Chi, cầu thủ Nguyễn Tiến Linh, xạ thủ Trịnh Thu Vinh.

nst1.jpg

Ban tổ chức cho hay đang mở vòng bình chọn trực tuyến, dự kiến kéo dài 15 ngày, từ 20/2 đến 6/3. Sau đó, hội đồng sẽ chọn ra 10 "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" và các "Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng" năm 2024. Lễ tuyên dương dự kiến diễn ra vào tháng 3 tại Hà Nội.

Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" được tổ chức 28 năm qua, tôn vinh gần 560 cá nhân. Nhiều người sau đó đóng góp tích cực cho đơn vị, cộng đồng, đất nước. Họ trở thành những nhà lãnh đạo uy tín trong hệ thống chính trị, doanh nhân thành đạt, công dân tiêu biểu...

Báo Bắc Giang

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.