An Giang: Cụ ông mòn mỏi chờ nhận lại đất trồng lúa bị người khác bao chiếm suốt 27 năm

Sau khi UBND huyện Tri Tôn giao đất, ông Tư và 3 hộ dân khác trồng lúa được đúng một vụ thì bị gia đình ông Danh bao chiếm. Suốt 27 năm khiếu nại, đến nay đã 90 tuổi nhưng ông Tư vẫn chưa nhận lại đất.

Bao chiếm đất của 4 hộ dân suốt 27 năm 

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Ông Nguyễn Văn Tư, ông Bùi Văn Thọ và anh Đặng Hùng Vương (con trai ông Đặng Văn Hoàng) mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm qua

Vụ việc nêu trên là của ông Nguyễn Văn Tư (90 tuổi), hộ ông Nguyễn Văn Ê (55 tuổi, cùng ngụ xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), ông Bùi Văn Thọ (79 tuổi) và ông Đặng Văn Hoàng (50 tuổi, cùng ngụ thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, hiện ông Hoàng đã qua đời).

Theo tài liệu, năm 1995, thực hiện chủ trương giao đất cho Nhà nước làm kênh thủy lợi, hộ ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê giao đất.

Đến năm 1996, UBND huyện Tri Tôn ban hành quyết định số 509, cấp đất trồng lúa cho 50 hộ dân, trong đó, ông Tư được cấp 3,3ha, ông Thọ 3,3ha, ông Hoàng 4,2ha bà ông Ê 2,7ha. Khu đất tại kênh Tân Vọng II, ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến. Sau khi nhận đất, ông Tư và 3 hộ dân còn lại vào canh tác đúng một vụ lúa thì bị gia đình ông Nguyễn Văn Danh vào bao chiếm cho đến nay.

Ông Danh cho rằng, khu đất trên là do gia đình ông khai khẩn. Tuy nhiên, qua các quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Tri Tôn đều bác đơn của ông Danh, nhưng địa phương cấp lại cho ông 3,5ha đất tại Mương 7, xã Tân Tuyến.

Mặc dù từ năm 1996 đến 1999, UBND huyện Tri Tôn nhiều lần ban hành các văn bản trả lời khiếu nại của ông Danh, tuy nhiên, ông và người thân vẫn bao chiếm diện tích đất của ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê nên bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng.

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc của ông Nguyễn Văn Tư và các hộ dân liên quan gửi đến UBND huyện Tri Tôn vào ngày 24.10.2022

Năm 2002, UBND tỉnh An Giang ban hành quyết định số 593 giải quyết vụ việc tranh chấp đất của ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng, ông Ê với hộ ông Danh. Tại quyết định này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Phạm Kim Yên buộc ông Danh giao toàn bộ diện tích đất bao chiếm của 4 hộ dân. Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cũng khẳng định: "Đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và có hiệu lực thi hành từ ngày ký".

Thế nhưng, ông Danh vẫn tiếp tục bao chiếm đất canh tác; buộc ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê tiếp tục có đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền, yêu cầu xử lý hành vi bao chiếm đất của ông Danh.

Qua nhiều năm chờ đợi, năm 2008, ông Tư và 3 hộ dân còn lại lóe lên hy vọng sẽ lấy được đất khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng một lần nữa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại tranh chấp đất lần cuối cùng bằng Quyết định số 204.

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Ngày 18.12.2008, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng ban hành quyết định 204, giải quyết tranh chấp đất lần cuối cùng, buộc ông Nguyễn Văn Danh trả lại đất bao chiếm cho UBND huyện Tri Tôn

Trong Quyết định số 204, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng nêu rõ: "Khu đất tranh chấp thuộc đất hoang hóa do Nhà nước quản lý. Ông Danh cho rằng gia đình khai khẩn nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, do đó, gia đình ông Danh yêu cầu được giữ đất canh tác là không có cơ sở".

Vì lẽ trên, UBND tỉnh An Giang yêu cầu ông Nguyễn Văn Danh và người thân giao lại phần đất lấn chiếm cho UBND huyện Tri Tôn để địa phương giao đất lại cho 4 hộ dân mất đất.

Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang giao cho UBND huyện Tri Tôn thực hiện Quyết định số 204 trong vòng 30 ngày; báo cáo kết quả thực hiện về Chủ tịch UBND tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh.

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì, mãi đến hôm nay ông Tư và 3 hộ dân vẫn chưa nhận được đất canh tác.

Phớt lờ chỉ đạo của cấp trên?

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Ông Đặng Hùng Vương (áo xanh) và ông Bùi Văn Thọ khẳng định, cuối năm 2011, UBND xã Tân Tuyến có cưỡng chế phần đất ông Danh bao chiếm nhưng không thực hiện việc giao đất lại cho 4 hộ dân

Liên quan đến vụ việc này, ngày 14.7, PV Báo đại biểu Nhân dân có buổi làm việc với ông Phan Văn Nhi – Phó Chánh Thanh tra huyện Tri Tôn.

Theo ông Nhi, sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 204, lãnh đạo UBND huyện Tri Tôn giao ban ngành đoàn thể đến vận động ông Danh và người thân ông Danh (là những người bao chiếm đất ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê), tự nguyện giao đất lấn chiếm nhưng các hộ dân này không đồng ý.

Mãi đến năm 2011, UBND huyện mới ban hành quyết định cưỡng chế, giao việc cưỡng chế cho Chủ tịch UBND xã Tân Tuyến. Đến cuối năm 2011, UBND xã Tân Tuyến thực hiện việc cưỡng chế xong, tổ chức cắm mốc, giao đất cho 4 hộ dân là ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê.

Tuy nhiên, khi PV Báo Đại biểu Nhân dân tiếp xúc với các hộ dân đều khẳng định, địa phương có cưỡng chế nhưng không thực hiện việc giao đất. Khi lực lượng xã rời đi, gia đình ông Danh vào nhổ cọc, tiếp tục bao chiếm đất canh tác cho đến nay. Cụ thể, ông Tư bị chiếm 1ha, ông Thọ bị chiếm 3,3ha, ông Hoàng bị chiếm 1,2ha.

Lúc này, các hộ dân mất đất tiếp tục trình báo chính quyền địa phương, nhưng lãnh đạo chỉ thông báo ngắn gọn "đang làm".

Sự việc cứ thế trôi qua, hết năm này đến năm khác. Hiện ông Hoàng đã chết; ông Tư 90 tuổi, sức khỏe kém chỉ ngồi một chỗ. Ông Ê do chờ đợi quá lâu đành bỏ cuộc.

Để làm rõ nội dung này, PV Báo Đại biểu Nhân dân yêu cầu UBND huyện Tri Tôn cung cấp biên bản cưỡng chế, biên bản giao đất cho 4 hộ dân thì Phó Chanh Thanh tra huyện Tri Tôn Phan Văn Nhi cho biết, đã kiểm tra nhưng các biên bản cưỡng chế, biên bản giao đất cho 4 hộ dân không có (!?).

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Cụ ông Nguyễn Văn Tư năm nay đã 90 tuổi rất mong sớm nhận lại phần đất bị ông Danh bao chiếm suốt 27 năm qua

Về hướng giải quyết tiếp theo khi các hộ dân có đơn phản ánh chưa nhận được đất theo Quyết định 204, Phó Chanh Thanh tra huyện Tri Tôn Phan Văn Nhi cho biết, khi Thanh tra huyện nắm bắt được nguyện vọng của các hộ dân sẽ có báo cáo, tham mưu UBND huyện Tri Tôn tìm cách giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân.

Các hộ dân bị ông Danh bao chiếm đất trái pháp luật đều có hoàn cảnh khó khăn. Họ là những nông dân nên khi không có đất sản xuất, cuộc sống của họ càng khó khăn hơn, nhất là ông Nguyễn Văn Tư năm nay đã 90 tuổi, sống một mình trong căn nhà sắp sập. Ông mong nhận đất để cho con cái, an dưỡng tuổi già. 

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.