Tạo cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi

Với tiềm năng điện gió ngoài khơi khoảng 475 GW, Việt Nam là thị trường điện gió ngoài khơi tiềm năng nhất khu vực. Điều quan trọng là chúng ta đánh thức tiềm năng, tận dụng lợi thế quốc gia này như thế nào?

Cần cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi Nguồn: internet
Cần cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi
Nguồn: internet

Nguồn năng lượng đáng tin cậy

Tôi thật sự ấn tượng khi đọc bài báo về Dự án trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới 10 Gigawat (GW) ngoài khơi Iceland của công ty Hecate Independent Power (HIP) để cung cấp điện cho nước Anh, một dự án có vẻ không tưởng chỉ cách đây vài năm đã trở thành hiện thực và nghĩ đến tiềm năng điện gió ngoài khơi của nước ta với hơn 3.200km bờ biển, thềm lục địa kéo dài ra Biển Đông.

Tháng 3 năm nay, tôi được dự buổi làm việc với Đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), tổ chức quốc tế đại diện cho hơn 1.500 doanh nghiệp điện gió của hơn 80 quốc gia. GWEC đang hợp tác, hỗ trợ một số cơ quan liên quan của Việt Nam trong phát triển điện gió ngoài khơi ở nước ta. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về tiềm năng điện gió. Còn GWEC đánh giá, với tiềm năng điện gió ngoài khơi khoảng 475 GW, Việt Nam là thị trường điện gió ngoài khơi tiềm năng nhất khu vực. Điều quan trọng là chúng ta đánh thức tiềm năng, tận dụng lợi thế quốc gia này như thế nào?

Theo các chuyên gia, điện gió ngoài khơi chính là nguồn năng lượng đáng tin cậy để khắc phục những thách thức về cung cấp điện năng khi hệ thống điện năng đang dần chuyển đổi sang hệ thống thải ra ít carbon hoặc không carbon công suất lớn. Hiện nay, điện gió ngoài khơi thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học - công nghệ năng lượng, các nhà đầu tư trước tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này. Đây có thể được xem như một trong các giải pháp, cùng với điện mặt trời, điện gió trên đất liền, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu, năng lượng hydro trong tương lai, thay thế cho nguồn điện chạy than ở Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào thị trường năng lượng toàn cầu, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Hướng tới mục tiêu cao hơn

Hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư quốc tế lớn với hàng chục năm kinh nghiệm đầu tư vận hành các dự án điện gió ngoài khơi quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nhiều dự án tiềm năng có tổng công suất khoảng 5,9 GW đang được các cấp chính quyền xem xét nằm trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, ví dụ như dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,9 GW, tỉnh Bình Thuận, tổng mức đầu tư 10,5 tỷ USD, khoảng cách xa bờ từ 10 - 40km của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) đang triển khai, hay dự án điện gió ngoài khơi Phú Cường tỉnh Sóc Trăng 1,4 GW, điện gió ngoài khơi Bến Tre 500MW của Mainstream Renewable Power.

Xu thế này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị Khóa XII về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là “phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch”, để bảo đảm đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% và tới năm 2045 đạt khoảng 25 - 30%, giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường từ mức 15% năm 2030 lên mức 20% năm 2045.

Để đạt được những mục tiêu cụ thể đó, việc xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi là rất quan trọng bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển (R&D) điện gió ngoài khơi nói riêng và khoa học - công nghệ biển nói chung. Các chính sách này cần hướng tới mục tiêu cao hơn cho điện gió ngoài khơi, có thể là 10 GW đến năm 2030 để tăng khả năng thu hút đầu tư cũng như tạo điều kiện phát triển chuỗi cung ứng trong nước, phát triển ngành cơ khí chế tạo, xây dựng công trình biển, cung ứng dịch vụ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật… hướng tới tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nhằm giảm chi phí sản xuất.

Ngoài tiềm năng lớn của điện gió ngoài khơi ở vùng duyên hải Trung Bộ, khi đi thực tếvề tiềm năng tài nguyên gió ven biển vùng Tây Nam Bộ, các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau có tốc độ gió trên độ cao 65m đạt trên 6m/s với hàng trăm bờ biển, hàng trăm nghìn ha bãi bồi, độ sâu vùng biển từ 0 - 30m cũng rất thuận lợi cho phát triển điện gió ngoài khơi. Các địa phương mong muốn các dự ánđiện gió ngoài khơi tiếp tục được hưởng ưu đãi giá mua điện theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ước mơ vươn ra biển đã có từ thủa lập nước với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ khi Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển, Âu Cơ đưa 50 người con về miền núi khẩn hoang, lập nước. Từ chuỗi đảo thứ nhất là Hoàng Sa, Trường Sa, các nhà dàn DK1, nơi hàng vạn tàu cá và ngư dân đánh bắt xa bờ, đến các dàn khoan dầu khí và tương lai gần là các "trang trại" điện gió ngoài khơi, cùng với đội tàu vận tải viễn dương, tàu du lịch, lực lượng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng tạo thành nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế biển đất nước với mục tiêu đến năm 2030 đóng góp tới 10% GDP và kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển đạt 65 - 70% GDP cả nước, còn đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.

Dưới góc nhìn của người từng tham gia xây dựng chính sách, tôi thấy, nếu có cơ chế, chính sách tốt thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư khoảng 30 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra gần nửa triệu việc làm và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế biển không phải là khó khả thi.

Thị trường

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững. 

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank
Thị trường

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tiếp tục triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết 31.12.2024.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và các yêu cầu khắt khe của các Tập đoàn đa quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang từng bước dịch chuyển xanh trong sản xuất, nhà máy xanh, năng lượng xanh, nguyên liệu thân thiện môi trường.

Bac A Bank tạo "đòn bẩy" ưu tiên dành cho các doanh nghiệp trẻ
Thị trường

Bac A Bank tạo "đòn bẩy" ưu tiên dành cho các doanh nghiệp trẻ

Với điều kiện không yêu cầu về thời gian thành lập tối thiểu khi xét duyệt hồ sơ vay, sản phẩm “Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với Khách hàng doanh nghiệp” của Bac A Bank được đánh giá là lời giải hiệu quả cho bài toán bổ sung vốn trong thời gian ngắn hạn đối với các doanh nghiệp trẻ.

SeABank kết nối giá trị bền vững cùng doanh nghiệp với đặc quyền tài chính vượt trội
Thị trường

SeABank kết nối giá trị bền vững cùng doanh nghiệp với đặc quyền tài chính vượt trội

Với mong muốn “Lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm”, SeABank chú trọng vào việc cung cấp đa dạng dịch vụ tài chính, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời kết nối và hợp tác với doanh nghiệp qua các đặc quyền tài chính vượt trội. Từ đó hướng đến cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI rót vào ngành dệt may
Thị trường

Tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI rót vào ngành dệt may

Thời gian qua, nhờ cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang đến, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang rót “ồ ạt” vào ngành dệt may. Giới chuyên gia nhận định, cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong sản xuất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

Gửi tiết kiệm trở lại "đường đua" kênh đầu tư sáng giá
Thị trường

Gửi tiết kiệm trở lại "đường đua" kênh đầu tư sáng giá

Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn cần những lực đẩy mạnh mẽ hơn để tạo ra bước ngoặt rõ nét, không nhiều sự lựa chọn “đầu tư” đảm bảo cân bằng yếu tố an toàn và lợi nhuận. Từ đó, tiết kiệm ngân hàng - kênh “đầu tư” truyền thống - dần lấy lại ưu thế trên đường đua kênh đầu tư sáng giá 2024.

PVcomBank cung cấp gói giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng hưởng an sinh xã hội
Thị trường

PVcomBank cung cấp gói giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng hưởng an sinh xã hội

Với mục tiêu đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng công tác an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chủ động phối hợp cùng nhiều đơn vị đối tác để triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành cho khách hàng hưởng an sinh xã hội.