Tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI rót vào ngành dệt may

Thời gian qua, nhờ cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang đến, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang rót “ồ ạt” vào ngành dệt may. Giới chuyên gia nhận định, cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong sản xuất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

Thu hút hơn 37 tỷ USD vốn FDI vào dệt may

Dệt may hiện nằm trong nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngành dệt may hiện chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho hay, nước ta hiện đang có khoảng 3.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành dệt may, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD.

Tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI rót vào ngành dệt may -0
Nước ta đang có 3.500 dự án FDI trong ngành dệt may, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD. Ảnh: ITN 

Khu vực FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. TOP các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư lớn, gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc... Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia số một trong đầu tư vào ngành dệt may ở Việt Nam.

Sự đổ bộ của các dự án FDI đã khiến năng lực sản xuất và quy mô xuất khẩu của ngành dệt may tăng nhanh. Hiện, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã vượt 44 tỷ USD, trong khi năm 2000 chưa đầy 2 tỷ USD. Còn năm 2023, xuất khẩu ngành đạt 40,3 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2022 do ảnh huỏng của suy giảm kinh tế toàn cầu, các thị trường lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU đều giảm mua hàng từ các nhà cung ứng.

Ở chiều ngược lại, ngành dệt may trong nước vẫn đang nhập khẩu gần 100% bông, và hàng chục tỷ USD vải nguyên liệu mỗi năm. Tính đến hết tháng 4.2024, nhập khẩu bông trên 1 tỷ USD, tăng 20,2%, nhâp khẩu vải 4,356 tỷ USD, tăng 6,5%, nhập sợi dệt 833 triệu USD, tăng 22,5%, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép hơn 2,24 tỷ, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Động lực mạnh mẽ từ các FTA

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia thời gian qua là một trong những động lực mạnh mẽ thu hút dòng vốn FDI vào dệt may Việt Nam.

Giai đoạn đón vốn FDI lớn nhất là thời điểm Việt Nam tham gia đàm phán các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), trước đó là các FTA song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc (VJFTA và VKFTA) đi vào thực thi trong các năm 2009 và 2015 cũng tạo cú hích đón vốn FDI "khủng" từ các doanh nghiệp Hàn Quốc. Các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI dệt may là Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Nam Định, Hải Dương, Bình Phước...

Sau nhiều năm phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may đã có thêm nguồn cung phụ liệu tại chỗ, được bổ sung đáng kể từ các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đầu ra của các dự án nguyên liệu có vốn FDI phần lớn để phục vụ trong chuỗi sản xuất khép kín của họ. Do đó, các doanh nghiệp FDI cũng là đối tượng hưởng lợi chính từ các ưu đãi thuế quan trong hàng loạt FTA đang có hiệu lực.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thực tế cho thấy, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực nguyên phụ liệu ngành dệt may có đầu tư sản xuất tại Việt Nam, tuy nhiên đầu ra của sản phẩm dành cho nội bộ sản xuất hoặc dành cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI. Và lợi ích từ FTA sẽ thuộc về các doanh nghiệp FDI.

Trước tình hình đó, theo các chuyên gia, cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong sản xuất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

Để hỗ trợ ngành dệt may chủ động được nguyên phụ liệu cho sản xuất, vừa qua đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với Hiệp hội Da giày Việt Nam về đề xuất thành lập Trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên phụ liệu. Đây sẽ là nơi tập trung mẫu, phân phối nguyên phụ liệu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Trung tâm sẽ sớm được thành lập nhằm gỡ được nút thắt về nguyên phụ liệu.

Thị trường

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững. 

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank
Thị trường

Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

Hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tiếp tục triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết 31.12.2024.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và các yêu cầu khắt khe của các Tập đoàn đa quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang từng bước dịch chuyển xanh trong sản xuất, nhà máy xanh, năng lượng xanh, nguyên liệu thân thiện môi trường.