45 năm cái nôi đào tạo lý luận, phê bình mỹ thuật Việt Nam

Thành lập năm 1978, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật, nay là Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp nghiên cứu, phê bình và giảng dạy mỹ thuật tại Việt Nam.

Đào tạo lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật là một nhu cầu cần thiết nhằm cung cấp đội ngũ nghiên cứu lý, luận, phê bình mỹ thuật và giảng dạy lịch sử mỹ thuật cho đất nước. Cả nước hiện chỉ có hai trung tâm đào tạo chính quy ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

45 năm cái nôi đào tạo lý luận, phê bình mỹ thuật Việt Nam -0
Các thế hệ giảng viên, sinh viên Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam dự khai mạc triển lãm "Đồng hành" nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa

Nếu Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tự hào là cái nôi đào tạo nên những bậc thầy đầu tiên của hội họa hiện đại Việt Nam, thì Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật tự hào là cái nôi đào tạo nên những nhà nghiên cứu, nhà phê bình và các giảng viên lý luận mỹ thuật hàng đầu cả nước.

Được thành lập năm 1978, trong bối cảnh đất nước vừa hòa bình, thống nhất, cũng là thời điểm các thiết chế mỹ thuật ở Việt Nam bắt đầu được thiết lập lại để định hình sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam trong tình hình mới, sau 45 năm, Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật đã đào tạo được 22 khóa.

45 năm cái nôi đào tạo lý luận, phê bình mỹ thuật -0
Cô và trò Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật trong chuyến đi thực tế tại Thanh Hóa (rập bia ở lăng Nguyễn Văn Nghi)

TS. Đặng Thị Phong Lan, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, kiêm Trưởng khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật, cho biết, cử nhân ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật hoạt động trong nhiều lĩnh vực xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền mỹ thuật nước nhà. Không ít cựu sinh viên của Khoa trở thành họa sĩ, nghệ sĩ sáng tác và hoạt động chuyên nghiệp, đóng góp vào nền nghệ thuật hiện đại và đương đại. Không ít người trở thành giám tuyển độc lập, điều phối viên trong hệ thng gallery, nhà đấu giá mỹ thuật, hoặc nhà báo

Trước những khó khăn, bất cập của công tác tuyển sinh và đào tạo, cùng với yêu cầu chuyển biến mạnh mẽ của giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XXI, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật đã liên tục tiến hành rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo.

Nếu như trước kia phê bình mỹ thuật chỉ được lồng ghép trong các học phần khác thì nay đã trở thành một học phần độc lập, một trong những môn học quan trọng của ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật. Người học được trang bị kiến thức cơ bản về phê bình mỹ thuật như lịch sử phê bình, các kỹ năng và phương pháp cần thiết trong phê bình mỹ thuật… hiểu sâu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, lịch sử mỹ thuật thế giới, lý luận mỹ thuật, phê bình mỹ thuật và nghệ thuật tạo hình.

“Chương trình đào tạo của khoa đã có những điều chỉnh hợp lý về số đơn vị học trình, khối lượng kiến thức đại cương, khối lượng kiến thức chuyên ngành. Năm 2019, khoa đã có bước thay đổi căn bản, rút ngắn thời gian đào tạo từ 5 năm xuống 4 năm”, TS. Đặng Thị Phong Lan nhấn mạnh. “Sau 45 năm, chúng tôi tự hào Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật là cái nôi đào tạo chuyên ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật hàng đầu trong cả nước”.

45 năm cái nôi đào tạo lý luận, phê bình mỹ thuật Việt Nam -0

Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật được tổ chức sáng 12.12 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Nhân dịp này, cuốn sách “Những giác độ nghiên cứu mỹ thuật”, tập hợp những bài nghiên cứu của cựu sinh viên, giảng viên của Khoa 5 năm gần đây được xuất bản; triển lãm “Đồng hành” trưng bày các tác phẩm của cựu sinh viên, họa sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật có đóng góp vào hoạt động giảng dạy sáng tác của Khoa cũng khai mạc tại Nhà Bảo tàng.

Văn hóa

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.