Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Xanh hóa rạch Xuyên Tâm

Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuận) sẽ dự kiến khởi công tháng 8.2024. Đó là thông tin vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi họp thông tin về tiến độ triển khai Dự án.

Giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường sống

Theo Ban quản lý Dự án hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh, tuyến rạch Xuyên Tâm dài gần 9km, đi qua quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh, là một trong những nơi ô nhiễm nặng nề nhất của thành phố. Suốt 2 thập kỷ qua, người dân phải sống trong những căn nhà tạm bợ, lụp xụp dọc hai bên bờ rạch ô nhiễm nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe. Từ năm 2002, thành phố đã khởi động dự án nhưng vì nhiều lý do khách quan khiến công trình chưa thể triển khai theo kỳ vọng.

Sau hơn 20 năm ấp ủ kế hoạch triển khai; công trình nạo vét, cải tạo và xây dựng hạ tầng cho tuyến rạch đã được TP. Hồ Chí Minh phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng từ vốn ngân sách, thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2028. Quy mô xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ bằng cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực; nạo vét lòng rạch đến cao trình đáy sâu 3,5m; bề rộng rạch từ 20 - 30m. Cùng với đó, thành phố cũng xây dựng hệ thống thoát nước thải có đường kính từ D300 - D1.200; xây dựng hệ thống thoát nước mưa, đường giao thông dọc 2 bên rạch với quy mô 2 làn xe/mỗi bên có chiều rộng 6m, xây dựng công viên, mảng xanh; chiếu sáng và hào kỹ thuật.

Dự kiến tháng 8.2024 sẽ khởi công gói thầu xây lắp trên địa bàn quận Gò Vấp, hoàn thành công tác xây lắp tháng 4.2025. Riêng địa bàn quận Bình Thạnh, dự kiến khởi công gói thầu xây lắp tháng 4.2025 và hoàn thành tháng 4.2028. Công tác quyết toán dự án tháng 12.2028.

Ban quản lý Dự án hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh khẳng định, đây là công trình trọng điểm của thành phố góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống cho dân cư ven rạch và nâng cao khả năng chống ngập, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm chức năng giao thông thủy nội địa, phục vụ phát triển du lịch của thành phố. UBND thành phố đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư hạ tầng đô thị thành phố làm chủ đầu tư.

Khảo sát, chuẩn bị phương án bồi thường cho các hộ dân

Được biết, tuyến kênh đi qua 2 quận là Gò Vấp và Bình Thạnh có diện tích thu hồi 158.800m2 với 1.880 trường hợp bị ảnh hưởng; trong đó, quận Gò Vấp có 84 trường hợp bị ảnh hưởng (35/84 trường hợp đủ điều kiện tái định cư, 49 hộ giải tỏa 1 phần), riêng quận Bình Thạnh có 1.796 trường hợp bị ảnh hưởng (1.107 trường hợp giải tỏa toàn phần với 909 trường hợp đủ điều kiện tái định cư).

Theo Ban Quản lý dự án Hạ tầng đô thị, hiện nay, Ban đã ký hợp đồng tạm ứng kinh phí và bàn giao ranh dự án cho quận Gò Vấp và Bình Thạnh để 2 địa phương tiến hành khảo sát, chuẩn bị phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.

Cụ thể, tại Gò Vấp, tổng diện tích đất thu hồi làm dự án hơn 19.500m2 với khoảng 84 hộ, tổ chức bị ảnh hưởng. Địa phương đã chuẩn bị căn hộ tái định cư cho những trường hợp bị giải tỏa trắng tại chung cư Khang Gia, phường 14. Riêng quận Bình Thạnh số lượng hộ bị ảnh hưởng nhiều, còn thiếu khoảng 807 căn hộ tái định cư cũng đang được UBND thành phố và các sở, ngành tính toán. Bên cạnh đó, phương án tạm cư cũng được tính đến nhằm bảo đảm nơi ở ngắn hạn cho người dân.

Theo đó, UBND thành phố đang trình HĐND thành phố cơ chế tính chi phí tạm cư tại các dự án chưa kịp chuẩn bị nơi ở mới, nhằm làm cơ sở chung để triển khai cho các công trình. Trường hợp HĐND thành phố chưa thông qua, Sở Tài chính sẽ có hướng dẫn để quận, huyện triển khai đồng bộ.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh cho biết, đây là dự án được thành phố rất quan tâm và cũng được người dân mong chờ nhiều năm qua. Quan điểm của thành phố qua các cuộc họp là làm sao có những chính sách tốt nhất cho người dân cũng như khi thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư thì người dân có nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Hiện nay, UBND Thành phố đã giao 2 địa phương tính toán phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, ban hành đơn giá.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.