Ngành hàng không và du lịch

"Xanh hóa" điểm đến để phát triển bền vững

Ngành hàng không và du lịch đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ; đặc biệt, hơn 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không, trong khi 75% hành khách toàn cầu đang ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững. Vì vậy, để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cả hai ngành, cần tăng cường sự liên kết giữa các đơn vị hàng không, du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch xanh và bảo vệ môi trường.

Hàng không phục hồi nhờ du lịch

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Diễn đàn Dịch vụ logistics hàng không cho phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam: mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam”.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Quang Khánh
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Quang Khánh

Tại đây, ông Võ Huy Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, năm 2024 ngành hàng không đã phục hồi và đạt được mức tăng trưởng như trước khi xảy ra dịch Covid-19; tính đến ngày 15.12, vận chuyển quốc tế đạt khoảng hơn 41 triệu lượt hành khách, tăng 27% so với năm 2023, trong đó các hãng bay nội địa chiếm đến 42% thị phần; tỷ lệ lấp đầy của các chuyến bay đạt đến 80%. Dự báo thị trường vận tải hàng không quốc tế đến/đi từ Việt Nam trong năm 2025 tiếp tục tăng trưởng trên 10% so với năm 2024.

Đạt được sự phục hồi này, theo ông Cường, trước hết là việc Việt Nam đã tạo lập và duy trì được vị thế, hình ảnh một điểm đến an toàn, đặc biệt là bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Về thước đo, ngành hàng không Việt Nam được trao chứng chỉ phê chuẩn năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 - Category 1 (CAT 1). Đồng thời, thủ tục cấp thị thực của Việt Nam hiện nay được đánh giá thông thoáng so với các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế nhập cảnh Việt Nam. Nhiều quy trình có liên quan đến việc đi lại của khách du lịch như quản lý xuất nhập cảnh cũng được cải tiến, làm tăng thiện cảm của điểm đến. Nhất là từ sau đại dịch Covid-19, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị hàng không Việt Nam đã tích cực trao đổi với các đối tác nước ngoài để khôi phục các đường bay quốc tế bị đứt gãy do dịch bệnh. Điều này góp phần tạo dựng niềm tin của các hãng hàng không nước ngoài về sự đồng hành và trách nhiệm của Việt Nam.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không không ngừng được nâng cấp, mở rộng. Nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, ngành hàng không đã chứng kiến sự thay đổi về hạ tầng từ nhà ga, đường dẫn tới nhà ga, đường lăn cất hạ cánh. Từ sau năm 2025, với việc hoàn thành sân bay quốc tế Long Thành, diện mạo hạ tầng của ngành hàng không sẽ càng được nâng cao.

Với tốc độ tăng trưởng trung bình dự báo khoảng 5 - 6%/năm, thị trường hàng không Việt Nam hứa hẹn sẽ đón khoảng 150 triệu khách vào năm 2035 và 200 triệu khách vào năm 2040, tăng lần lượt 1,9 lần và gần 2,5 lần so với năm 2019. Đây là thời điểm cất cách cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã gây tác động bất lợi cho ngành hàng không, du lịch, các ngành kinh tế và sinh kế của người dân địa phương. Bên cạnh đó, thiếu sự hợp tác bài bản giữa các hãng hàng không, địa phương, công ty du lịch cũng khiến 2 ngành này chưa bứt phá như kỳ vọng.

75% hành khách chọn du lịch bền vững

Tại hội thảo, các diễn giả cho rằng, việc tăng cường liên kết, phối hợp, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa ngành du lịch với các bên liên quan là rất cần thiết, trong đó vai trò của ngành vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng là rất quan trọng. Bởi hơn 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không.

Theo các diễn giả, cần khai thác, quảng bá tối đa các dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ở sân bay cũng như triển khai thêm các sản phẩm bay giờ sáng sớm và tối muộn với mức giảm giá từ 20 - 30% giá vé so với mức giá các chuyến bay vào giờ thông thường. Ngoài ra, các công ty lữ hành - du lịch, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, điểm tham quan... cũng cần cùng tham gia vào chiến dịch kích cầu các chuyến bay đêm.

Theo TS. Lê Tuấn Anh, Trưởng Khoa Quản trị Du lịch và Ngôn ngữ Quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ngành hàng không không chỉ là cầu nối giữa khách du lịch đến với điểm đến mà mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá du lịch Việt, thúc đẩy khách du lịch quay lại. Theo ông, đôi khi giá cả chỉ là yếu tố nhỏ, chất lượng dịch vụ, chất lượng điểm đến mới là yếu tố quyết định, thể hiện qua con người, văn hóa, vệ sinh, an ninh, và sự an toàn trong suốt hành trình.

Chủ tịch Rustic Hospitality Group Nguyễn Ngọc Bích cho biết, theo báo cáo của Booking.com về xu thế du lịch sau Covid-19, có 75% số khách toàn cầu sẽ lựa chọn du lịch bền vững; 57% muốn giảm thiểu việc sử dụng năng lượng trong chuyến đi; 54% muốn sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường; và 43% số khách cảm thấy tội lỗi khi sử dụng sản phẩm có tác động xấu tới môi trường. Điều này cho thấy, xu hướng phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững là tất yếu.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải tăng cường sự liên kết giữa các đơn vị hàng không, du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch xanh và bảo vệ môi trường nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả hai ngành. “Hàng không và du lịch cần hợp tác theo hướng xây dựng chiến dịch quảng bá chung, tạo các gói khuyến mại, xây dựng câu chuyện cho sản phẩm du lịch bền vững, nâng cao hệ sinh thái du lịch…”, Chủ tịch Rustic Hospitality Group Nguyễn Ngọc Bích đề xuất.

Để phát triển các điểm đến du lịch xanh, theo ông Vũ Quốc Trí, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cần nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi; đồng thời, cải thiện năng lực quản lý hiệu quả lượng khách du lịch tại các điểm đến, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong kinh doanh du lịch. Cùng với đó, xây dựng bản đồ điểm đến xanh, giới thiệu, quảng bá các điểm đến đã đạt chứng nhận xanh, không rác thải nhựa…

Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024
Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là 10 điểm nhấn tiêu biểu năm 2024 do Bộ Xây dựng công bố trong cuộc họp báo chiều 27.12.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.

PVCFC 4 lần vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
Kinh tế

PVCFC 4 lần vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

Vượt qua những tiêu chí khắt khe về năng lực doanh nghiệp như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận/vốn góp chủ sở hữu, số lao động…, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp tục là một trong 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có đóng góp xuất sắc cho nền kinh tế - xã hội.

Vượt khó về đích
Kinh tế

Vượt khó về đích

Hai năm kể từ ngày Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã rõ dần hình hài; trên công trường, hơn 4.000 nhân sự, 1.400 máy móc thiết bị đang nỗ lực thi công ngày đêm để đưa dự án về đích trong năm 2025.

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Hoạt động đã đóng góp vào mục tiêu thu hút, tìm kiếm những đối tác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong và ngoài nước.

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường
Kinh tế

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường

Với mục tiêu và quyết tâm đóng góp sức mình vào hành trình phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường; cách đây 5 năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, hữu cơ vi sinh, enzym... với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trung Đông - cửa ngõ chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản

Trung Đông không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn mà còn là khu vực chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường lân cận. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn Halal và chuẩn bị kỹ lưỡng trước những yếu tố ảnh hưởng như tình hình chính trị và xung đột khu vực.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Nâng cấp doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Các nền kinh tế lớn đang tích cực tái cấu trúc chuỗi cung ứng, điều này mang lại cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia đang phát triển trong việc duy trì vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần xây dựng chính sách đồng bộ và tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó, có cơ chế, chính sách nhằm “nâng cấp” các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tận hưởng “bữa tiệc” âm nhạc hoành tráng tại Vinhomes Golden Avenue
Bất động sản

Tận hưởng “bữa tiệc” âm nhạc hoành tráng tại Vinhomes Golden Avenue

Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái vào ngày 24.12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc vào ngày 28.12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng.