Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động

Xác định đúng vị trí, vai trò, chức năng

Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động có đối tượng điều chỉnh hết sức quan trọng, liên quan đến một trong những lực lượng vũ trang có vai trò cốt yếu trong bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phát triển từ Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, Dự thảo hướng tới việc xây dựng đội ngũ cảnh sát cơ động chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả. Để làm được điều này, nhiều ý kiến cho rằng cần xác định đúng, đủ vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động cũng như quy định một cách chặt chẽ những quyền hạn của cảnh sát cơ động.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Quy định về chức năng chưa đầy đủ

Theo Ths. Đậu Công Hiệp, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, so với Pháp lệnh, quy định của dự thảo Luật là “Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân chuyên trách, nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” đã chuẩn hóa các khái niệm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo đúng tinh thần Luật Công an nhân dân, đồng thời không nhầm lẫn giữa “chức năng” với “nhiệm vụ”.

Tuy nhiên, theo Luật Công an nhân dân, công an nhân dân có chức năng “bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”. Việc Dự thảo chỉ nhắc tới chức năng bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội mà không nhắc tới chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là chưa đầy đủ, tương thích với Luật Công an nhân dân.

Thực tế, lực lượng cảnh sát cơ động cũng tham gia vào các chức năng trên và thậm chí trong nhiều trường hợp đóng vai trò tuyến đầu khi đấu tranh, phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, cần làm rõ và sâu sắc hơn tính “vũ trang” của lực lượng cảnh sát cơ động. Đây mới chính là điểm khác biệt căn bản khi so sánh với các lực lượng khác như cảnh sát điều tra chú trọng vào nghiệp vụ tư pháp, cảnh sát giao thông chú trọng vào quản lý hành chính, hay lực lượng tình báo, thi hành án… vì các lực lượng này cũng thuộc Công an nhân dân, tức là đều có tính “vũ trang”.

Dự thảo Luật xác định 10 nhiệm vụ cơ bản của cảnh sát cơ động, trong đó kế thừa 7 nhiệm vụ còn phù hợp của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, bổ sung 3 nhiệm vụ trên thực tế cảnh sát cơ động đang thực hiện cần được luật hóa; quy định cụ thể 8 quyền hạn của cảnh sát cơ động, trong đó có 2 quyền hạn mới được bổ sung để phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, nhiều hoạt động của cảnh sát cơ động có thể ảnh hưởng đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Theo TS. Mai Thị Mai, Đại học Luật Hà Nội, các nội dung có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong Dự thảo Luật đã được xem xét tương đối đầy đủ song vẫn còn một số quy định cần được cân nhắc kỹ.

Đơn cử, theo Khoản 5, Điều 11, Dự thảo, cảnh sát cơ động có quyền “Huy động người, phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp cấp bách theo quy định tại Điều 18 của Luật này và pháp luật có liên quan”. Đây là nội dung liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của công dân. Nội dung của khoản này đã dẫn chiếu đến Điều 18, Dự thảo quy định chi tiết các trường hợp, thẩm quyền của chủ thể cho phép huy động phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, cũng như các trường hợp người, tài sản bị huy động làm nhiệm vụ thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách đền bù. Chính vì vậy, cần bổ sung quy định về nguyên tắc huy động tài sản, loại tài sản nào được phép huy động, huy động ở mức độ nào… Trường hợp tình hình chưa đến mức cấp bách mà cán bộ, chiến sĩ lại huy động tài sản của người dân và gây thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào để tránh lúng túng khi áp dụng trên thực tiễn cũng như tránh tình trạng lợi dụng việc thi hành công vụ gây tổn hại đến tài sản của người dân.

Hiện nay việc đi vào nơi ở của người dân để thực hiện hoạt động công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật mà trực tiếp là Luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên, các quy định của Luật Tố tụng hình sự năm 2015 lại không nhắc đến lực lượng cảnh sát cơ động. Do đó, Dự thảo luật cần có quy định cụ thể hoặc dẫn chiếu đến Luật Tố tụng hình sự năm 2015 để bảo đảm chặt chẽ về trình tự, thủ tục đối với một trong những hoạt động can thiệp trực tiếp đến một trong những quyền cơ bản của con người và công dân. Cùng quan điểm này, đại diện Ủy ban Dân tộc cũng cho rằng cần nghiên cứu quy định cụ thể hơn về việc cảnh sát cơ động đi vào nơi ở cá nhân để bảo đảm không xâm phạm quyền về nơi ở của công dân theo hướng quy định rõ thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục; các trường hợp được vào nơi ở của cá nhân...

Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật
Văn bản pháp luật

"Luật hóa” các quy định, giảm bớt văn bản dưới luật

Việc sửa đổi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản nhằm giải quyết các bất cập và quy định rõ các nội dung để dễ thực hiện; đảm bảo đồng bộ với các luật liên quan, tránh chồng chéo trong thực thi. Cùng với việc cắt giảm các thủ tục hành chính, dự thảo “luật hóa” các quy định và giảm bớt văn bản dưới luật. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa diễn ra ngày 30.9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Văn bản pháp luật

Bảo đảm quyền của người sử dụng đất

Ngày 30.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật, Chi hội Luật gia Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Người Đưa Tin phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ đề "Những định hướng chính sách lớn về đảm bảo quyền của người sử dụng đất".

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”
Văn bản pháp luật

“Chính sách đất đai trong nông nghiệp - Đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Đất đai 2013”

Là chủ đề của hội thảo khoa học do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP. Hà Nội, Thành uỷ Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 30.9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản trị đất đai khu vực Me Kong (MRLG).

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả
Văn bản pháp luật

Bảo đảm chính sách hỗ trợ của Nhà nước có hiệu quả

Một trong những hạn chế, tồn tại của Luật Hợp tác xã năm 2012 là chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm, trong khi đa số hợp tác xã ở nước ta có quy mô nhỏ, thành viên phần nhiều là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cần quy định chi tiết hơn, ưu tiên nhiều nguồn lực hơn cho các tổ chức này.

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?
Văn bản pháp luật

Bốc thăm có phải là giải pháp căn cơ, lâu dài?

Dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: Việc bốc thăm hay lựa chọn ngẫu nhiên một số cán bộ để xác minh tài sản, thu nhập có phải là giải pháp căn bản, lâu dài để thực hiện hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hay không?

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Văn bản pháp luật

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được Quốc hội thông qua ngày 18.6.2012 và chính thức có hiệu lực từ 1.1.2013. Luật BHTG là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam và là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực tiễn sau 10 năm triển khai Luật đã cho thấy, một số tồn tại và bất cập cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ các quy định pháp luật liên quan, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Sớm liên thông các cơ sở dữ liệu

Việc tuyên truyền, phổ biến về nhiệm vụ, tiện ích của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) chưa thật sự có hiệu quả tới đông đảo người dân; trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, đặc biệt các cơ sở dữ liệu chưa kết nối, liên thông là những vấn đề cần sớm tháo gỡ trong quá trình thực hiện Đề án này tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Từ hiểu biết đến tuân thủ pháp luật

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977) và “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Hai đề án này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, từ việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân sẽ tác động tới việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với phương châm tìm hiểu, tuân theo pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân.  

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Văn bản pháp luật

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Việc sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; đáp ứng yêu cầu phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới cũng như cụ thể, nội luật hóa các khuyến nghị quốc tế. Song do yêu cầu cấp bách sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp, theo nhiều chuyên gia, Dự thảo luật cần được rà soát một cách kỹ lưỡng để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở
Văn bản pháp luật

Gỡ vướng cho mạng lưới cán bộ thú y cơ sở

Trước những vướng mắc do không còn cán bộ thú y cấp xã, ngày 9.12.2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND. Trong đó, đã bổ sung chức danh thú y vào nhóm chức danh bán chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Sự điều chỉnh này đã bước đầu khắc phục được tình trạng “trống” cán bộ thú y cơ sở, tuy vậy vẫn còn không ít trăn trở.

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường
Văn bản pháp luật

Tiếp cận từ nhu cầu của thị trường

Theo nhiều chuyên gia, với các quy định pháp luật hiện hành, việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện là hoàn toàn khả thi. Trong đó, việc xác định giá khởi điểm có thể vẫn áp dụng phương thức của Nghị định 88/2021/NĐ-CP vì đây là cách xác định đơn giản, số liệu công khai, minh bạch nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc
Văn bản pháp luật

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

image_sapo
Văn bản pháp luật

Tập trung những vấn đề cử tri quan tâm

Hoạt động thanh tra, kiểm toán thời gian qua đã phát hiện nhiều vi phạm trong các lĩnh vực, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Song số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan điều tra, viện kiểm sát chưa cao...

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!
Văn bản pháp luật

Khắc phục tình trạng “xin lùi, xin rút”!

Các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội để thẩm định, rà soát, tiếp thu đóng góp của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục tình trạng rút hoặc lùi thời gian trình các văn bản pháp luật; cố gắng không “xin lùi, xin rút”. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.2022.