Vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý

“Mọi thứ sụp đổ trước mắt tôi khi hôn nhân tan vỡ, kinh doanh phá sản phải ôm một khoản nợ lớn, chủ nợ thúc ép từng ngày. Tôi chìm trong lo âu, tuyệt vọng, có hôm tự nhiên khóc lóc, gào thét khiến các con sợ hãi”, chị Hằng kể.

Ám ảnh về những điều tồi tệ

Chị Vũ Thúy Hằng (SN 1984, Nam Định) có dấu hiệu bị rối loạn lo âu, trầm cảm vào năm 2020. Thời điểm ấy, công việc kinh doanh của chồng bị phá sản, chị lại là người đứng tên các khoản vay. Chưa kịp bình tĩnh sau cú sốc đó, chị lại phát hiện chồng có mối quan hệ ngoài luồng. “Nhưng tôi không đánh ghen vì tôi tin mình là người phụ nữ có giá trị”, chị nói.

Chồng chị sau đó chuyển đi nơi khác, còn chị đưa các con về sống cùng bố mẹ đẻ. Vừa phải lo chi phí sinh hoạt, học hành cho các con, vừa phải gánh khoản nợ lớn, chủ nợ thúc ép từng ngày nên lúc nào chị cũng cảm thấy bất an, lo sợ. Có những thời điểm chị đột nhiên bật khóc, gào thét ầm nhà khiến các con sợ hãi, còn bố mẹ phải chạy sang nhà hàng xóm nhờ người qua hỗ trợ.

“Nỗi ám ảnh về những điều tồi tệ khiến tôi thường xuyên mất ngủ, thậm chí từng nghĩ đến cái chết”, chị nhớ lại.

Khi bản thân đang “mắc kẹt” trong hàng loạt vấn đề, chị không còn nghĩ gì đến con cái: “Sáng nào tôi cũng rời khỏi nhà từ sáng sớm đến tối khuya mới về. Con cái tôi không quan tâm, bỏ mặc ông bà lo liệu”.

Vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý -0
Rối loạn lo âu, trầm cảm khiến tinh thần suy sụp.

Chị Trần Ngọc Hiền (SN 1982, TP.HCM) bị trầm cảm sau sinh. Được làm mẹ nhưng chị không hạnh phúc, chỉ thấy trống rỗng. Chồng lại không thể hiện quan tâm nên sâu thẳm bên trong chị là cảm giác cô đơn.

Các dấu hiệu trầm cảm trở nên rõ ràng hơn vào năm 2017, khi con trai được 3 tuổi. “Con còn bé bỏng nhưng mỗi khi con khóc là tôi giận dữ, trợn mắt, túm lấy con một cách rất mạnh bạo nên con rất sợ mẹ”, chị trầm giọng.

Đặc biệt, có giai đoạn chị thường xuyên căng thẳng, tim đập nhanh, cơ thể căng cứng, xuất hiện các cơn đau co thắt từ trong ngực, từng cơn như những làn sóng dồn dập khiến chị gần như nghẹt thở.

Nhận thấy bản thân có những hành vi bất thường, chị đã bảo với chồng: “Em nghĩ mình bị trầm cảm” nhưng đáp lại chỉ là câu trả lời hờ hững “Em cứ hay nghĩ quá”.

5,4 triệu người bị rối loạn lo âu, trầm cảm

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 15 triệu người (chiếm khoảng 14,9% dân số) mắc các rối loạn về tâm thần. Trong 10 rối loạn tâm thần thường gặp, trầm cảm, lo âu đứng vị trí đầu tiên với tỷ lệ 5,4% tương đương 5,4 triệu người.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh cho biết, tình trạng căng thẳng, lo âu nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tê liệt khả năng tư duy lành mạnh, tâm trí bị bao trùm bởi những cảm xúc sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực. Khi đó, cơ chế bên trong con người sẽ cố gắng tìm cách lẩn trốn, không dám đối diện với thực tại và gây ra trầm cảm. Biểu hiện thường thấy là mệt mỏi, trống rỗng, dễ cáu giận, mất ngủ, giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh, tự làm đau bản thân, nghĩ nhiều về cái chết…

Theo cô Lanh, điều quan trọng nhất để vượt qua trầm cảm, lo âu là phải đối diện và “chữa lành” mối quan hệ với chính mình. Cần trao đi thật nhiều yêu thương, thực hành lòng biết ơn mỗi ngày để xóa tan nỗi lo lắng, sợ hãi. Khi gặp áp lực, biến cố, khổ đau, cần phải hiểu rằng mọi sự việc xảy ra đều mang theo những bài học. Những điều mà bản thân lo âu, sợ hãi hầu hết là không có thật, nó chỉ là cảm giác mà tâm trí mang lại, từ đó dũng cảm đối diện và vượt qua.

Vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý -0
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Lanh, cần chữa lành mối quan hệ với chính mình để vượt qua lo âu, trầm cảm.

Áp dụng theo phương pháp này, chị Hằng và chị Hiền đã từng bước tìm thấy sự bình an. Trên sân khấu chương trình “Kiến tạo cuộc đời mới – Đường về hạnh phúc”, chị Hằng xúc động chia sẻ, sau khi biết quay về chính mình, hiểu được nguyên nhân gốc rễ của những nỗi đau trong cuộc sống, chị đã dần cân bằng được tâm trạng. “Hiện cuộc sống của tôi đã ổn hơn trước rất nhiều. Các con tôi bảo trước đây mẹ hay nóng giận, chúng con rất sợ mẹ, giờ mẹ hiền hơn rồi”, chị nói.

Còn chị Hiền cho biết: “Từ chỗ áp lực, coi con là gánh nặng, giờ tôi rất yêu thương con và cảm thấy hạnh phúc khi có con. Chồng tôi từ một người khô khan, cũng đã dần thay đổi, biết hỏi han, quan tâm đến vợ hơn”.

“Kiến tạo cuộc đời mới – Đường về hạnh phúc” là chương trình do Học viện Minh Trí Thành tổ chức trong hai ngày 30.3 và 31.3.2024 tại Hà Nội. Gần 1.500 người tham dự sự kiện mang theo những câu chuyện và những trăn trở riêng trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Tại chương trình, các chuyên gia tâm lý đã giúp người tham gia kết nối và chữa lành nỗi đau, tìm được sự bình an trong tâm hồn, thấu hiểu bản thân và xây dựng các mối quan hệ hòa hợp để sống hạnh phúc.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.