Vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Cách xử trí cho người bị ngừng tuần hoàn hô hấp

Ngừng tuần hoàn hô hấp nếu không cấp cứu kịp thời, sẽ gây ra biến chứng tử vong nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội lan truyền thông tin, nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai kịp thời cấp cứu, cứu sống du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại một nhà hàng ở Đà Nẵng.

Được biết, bệnh nhân có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, 2 ngày nay bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa. Khi đang ăn tối cùng vợ, người đàn ông xuất hiện choáng, đi loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ, ngừng tim và được cấp cứu kịp thời.

Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ, bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe Cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương.

Ca cấp cứu diễn ra khoảng 2 phút tại chỗ đã cứu sống người đàn ông. Bởi trong tình huống không được hồi sinh tim phổi kịp thời, bệnh nhân ngừng tuần toàn có thể chết não và tử vong chỉ trong 3-5 phút. Hiện tại, sức khoẻ của nam bệnh nhân đã ổn định và trở về nước điều trị.

Theo bác sĩ Chuyên khoa 1 Huỳnh Văn Mười Một – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu không cấp cứu kịp thời, ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ gây ra biến chứng tử vong nhanh chóng với tỷ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, ngừng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo. Thế nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sớm như đau tức ngực, đánh trống ngực, khó thở, hồi hộp, mặt xanh tái,… Những biểu hiện rõ ràng của tình trạng ngừng tuần hoàn hô hấp có thể bao gồm:

- Rơi vào tình trạng mất ý thức đột ngột, nạn nhân không có phản ứng khi được lay gọi.

- Ngưng thở hay ngáp.

- Không thấy mạch lớn đập: Mạch cảnh ở cổ và bẹn (Kiểm tra dấu hiệu mất mạch cảnh trong khoảng 10 giây với người lớn, mất mạch cảnh hay mạch bẹn ở trẻ nhỏ và mạch cánh tay ở nhũ nhi).

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí cho người bị ngừng tuần hoàn hô hấp -0
Nạn nhân thoát được nguy cơ tử vong nếu được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Huỳnh Văn Mười Một cho biết, khi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn, nạn nhân sẽ đối diện với nguy cơ thiếu máu mang oxy tới cơ quan.

Đây là nguyên nhân gây tử vong hoặc biến chứng tổn thương não vĩnh viễn trong thời gian ngắn, chỉ vài phút. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và cấp cứu nhanh chóng, đúng cách nạn nhân vẫn có thể thoát được những mối nguy này. 

Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, mọi người cách xử trí cấp cứu với bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn như sau:

Khai thông đường thở: Thực hiện kỹ thuật khai thông đường thở trong các trường hợp tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi, dịch tiết hay do dị vật. Với mỗi đối tượng, kỹ thuật thực hiện sẽ khác nhau. Mục đích quan trọng nhất là tống đẩy dị vật ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu nghi ngờ có tình trạng chấn thương cột sống cổ, nạn nhân cần được cố định cột sống cổ trước khi tiến hành kỹ thuật sơ cứu. Ngoài ra, sau các bước sơ cứu, nếu lấy được dị vật, vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

Thổi ngạt cho bệnh nhân: Hai kỹ thuật thường được áp dụng là thổi miệng – miệng hoặc miệng – mũi. Tuy nhiên, kỹ thuật thổi miệng – miệng thường được áp dụng nhiều hơn. 

Ép tim ngoài lồng ngực: Kỹ thuật ép tim và thổi ngạt cần thực hiện xen kẽ, nhịp nhàng theo các chu kỳ hồi sinh tim phổi. Một chu kỳ hồi sinh tim phổi gồm 30 lần ép tim cùng 2 lần thổi ngạt.

Đồng thời, bác sĩ lưu ý mọi người, trường hợp ngừng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh tim mạch và ở mọi lứa tuổi.

Tư vấn

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não
Sức khỏe

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư nhưng đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, mọi người phải cẩn trọng để ý các triệu chứng để phát hiện căn bệnh này.

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng
Sức khỏe

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng

Thời gian gần đây, số ca bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến thủng tạng rỗng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng… thậm chí tử vong.