Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Việc đưa trẻ đi uống vaccine Rota là biện pháp hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota. Tuy nhiên, để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng.

Những lưu ý sau đây của UNICEF Việt Nam sẽ giúp trẻ tiêm chủng an toàn hơn:

Trước khi cho trẻ uống vaccine, nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào, cha mẹ, người chăm sóc trẻ hãy trao đổi cùng với cán bộ y tế tiêm chủng. Cán bộ y tế sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vaccine và giải đáp mọi thắc mắc của bố mẹ.

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần cung cấp thông tin cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng (mang theo sổ/phiếu tiêm chủng nếu có), phản ứng sau tiêm chủng của lần uống vắc xin trước để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho trẻ.

vaccine-rota.png
Vaccine Rota hiệu quả vượt trội trong phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota

Không cho trẻ bú sữa quá no trước khi uống vaccine 30 phút để tránh bị nôn trớ. Trong khi cho trẻ uống vaccine, cha mẹ, người chăm sóc bế trẻ ở trong lòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Sau khi trẻ uống vaccine, theo dõi trẻ 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ.

Không nên cho trẻ bú sữa ngay trong 30 phút đầu sau khi uống vaccine. Thông thường, phản ứng phụ của vaccine Rota là nhẹ và tự mất đi trong vòng 1-2 ngày.

Phản ứng nặng sau uống vaccine Rota rất hiếm gặp, tuy nhiên cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm các phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, phát ban, tím tái, khó thở hoặc các dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột (trẻ ưỡn người, khóc thét từng cơn, nôn kéo dài, phân có máu, chướng bụng) CẦN ĐƯA NGAY TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT để kịp thời xử trí.

Bên cạnh đó, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần lắng nghe và ghi nhớ các hướng dẫn từ cán bộ y tế về cách chăm sóc trẻ tại nhà sau khi uống vaccine. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vaccine Rota hoặc lịch uống, hãy hỏi rõ ngay tại cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.

Một số lưu ý quan trọng khác cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần nhớ, đó là KHÔNG cho trẻ uống vaccine Rota trong các trường hợp sau (Để biết rõ việc này, cha mẹ/người chăm sóc trẻ cần trao đổi và cung cấp thông tin đầy đủ cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng).

Trẻ có phản ứng quá mẫn sau khi uống liều vaccine đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vaccine.

Trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

Trẻ có tiền sử lồng ruột.

Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch nặng.

Hay tự cân nhắc để HOÃN uống vaccine Rota nếu trẻ đang bị sốt ≥38ºC, đang mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng.

Việc đưa trẻ đi uống vaccine Rota đúng cách và đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiêu chảy cấp. Hãy chuẩn bị thật chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn từ cán bộ y tế để trẻ nhận được lá chắn bảo vệ toàn diện từ vaccine Rota.

Sức khỏe

Đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam
Sức khỏe

Đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam

Sáng 23.4, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam tổ chức Tập huấn với chủ đề "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường” nhằm thông tin thêm về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm thuốc lá.

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả
Sức khỏe

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.

Thêm cơ hội miễn phí cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
Sức khỏe

Thêm cơ hội miễn phí cho những cặp vợ chồng hiếm muộn

Theo thông tin từ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chương trình Tuần lễ vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025 với chủ đề “Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu” sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 25.5, nhằm tiếp thêm động lực và tạo điều kiện để các gia đình hiếm muộn tiến gần hơn tới ước mơ làm cha, làm mẹ.

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Sức khỏe

Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình dịch bệnh sởi mới nhất trên cả nước, mới có thêm 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, trong đó có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Sức khỏe

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác quản lý sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố theo hướng dẫn.

Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá khối u và sinh thiết chẩn đoán xác định bệnh. Ảnh: BVCC
Sức khỏe

AI trợ thủ đắc lực phát hiện sớm ung thư dạ dày

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) trong nội soi là AI có khả năng phân tích hình ảnh nội soi, phát hiện tổn thương vi thể mà mắt thường bỏ qua. Một nghiên cứu tại Nhật Bản (2023) cho thấy AI tăng độ chính xác chẩn đoán tổn thương tiền ung thư lên 95%.