"Vũ điệu" ngoại giao ở Thái Bình Dương

Washington vừa lên kế hoạch mở các đại sứ quán mới cũng như chuẩn bị một gói tài trợ chiến lược trị giá 810 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực này đang trở thành tâm điểm mới của cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.

Động thái dồn dập của Mỹ

Tại thủ đô Nuku'alofa của Tonga hồi đầu tháng 5, quốc kỳ của Mỹ đã được kéo lên trong buổi lễ khai trương một tiền đồn ngoại giao mới của nước này ở các đảo Thái Bình Dương.

"Vũ điệu" ngoại giao ở Thái Bình Dương ảnh 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các nước Thái Bình Dương tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ và các đảo quốc Thái Bình Dương diễn ra ở Nhà Trắng ngày 29.9.2022. Ảnh: Reuters

Quyền Ngoại trưởng Tonga, Samiu Vaipulu, gọi sự kiện này là “lịch sử” và “được chờ đợi từ lâu”. “Hôm nay đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ lâu dài và bền chặt giữa Vương quốc Tonga và Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ”, Bộ Ngoại giao Tonga cho biết trong một thông cáo báo chí. Về phần mình, các quan chức ngoại giao ở Washington ca ngợi việc mở đại sứ quán là biểu tượng của sự đổi mới quan hệ và nhấn mạnh sức mạnh cam kết của Mỹ đối với quan hệ song phương và quan hệ đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Mỹ cũng có kế hoạch thành lập các đại sứ quán ở Vanuatu và Kiribati khi các đảo ở Thái Bình Dương trở thành một đấu trường cạnh tranh chiến lược quan trọng giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong khi quyết định hủy chuyến công du được chờ đợi của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Papua New Guinea vào phút thứ 89 đặt ra một số câu hỏi về cam kết của Washington, các nhà quan sát cho rằng, việc Mỹ tăng cường can dự với các quốc đảo Thái Bình Dương trong những tháng gần đây cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Ông Joe Biden dự kiến đến thăm Papua New Guinea ngay sau khi đến Hiroshima tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 từ ngày 19 - 21.5. Và nếu như thế, ông sẽ là tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đến thăm quốc đảo này. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy bỏ vào phút chót do ông phải quay trở lại Washington ngay lập tức để xử lý các cuộc đàm phán về trần nợ công.

Thay thế cho Tổng thống Biden, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Papua New Guinea vào 22.5 để thảo luận về một loạt vấn đề từ thương mại đến an ninh khu vực với các nhà lãnh đạo đảo quốc Thái Bình Dương. Tại đây, ông Blinken đã ký một hiệp ước quốc phòng với Papua New Guinea, cho phép hai quốc gia chia sẻ chuyên môn kỹ thuật và cùng nhau “tuần tra tốt hơn” trên biển. Thủ tướng James Marape phát biểu tại lễ ký kết rằng, với thỏa thuận an ninh mới, Papua New Guinea đang “nâng cao” mối quan hệ với Washington.

Ông Corey Bell, một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Australia - Trung Quốc của Đại học Công nghệ Sydney cho biết, sự gia tăng hiện diện lãnh sự quán và đại sứ quán Mỹ trong khu vực - bao gồm cả kế hoạch đặt đại sứ quán tại Tonga - là một “biểu tượng mạnh mẽ cho thấy vị thế và tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực” trong ưu tiên đối ngoại của Washington.

Ông Alan Tidwell, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Australia, New Zealand và Thái Bình Dương tại Đại học Georgetown, cho biết những động thái gần đây của Washington chính là nhằm thực hiện cam kết mà Tổng thống Biden đã đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo các đảo Thái Bình Dương vào tháng 9 năm ngoái. Tại hội nghị này, Tổng thống Biden cam kết tăng cường can dự với các đảo Thái Bình Dương trong khi đưa ra Chiến lược quốc gia đầu tiên của Washington cho khu vực - một gói tài chính hào nhoáng trị giá 810 triệu USD.

“Phần lớn lịch sử thế giới của chúng ta sẽ được viết ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới. Và các đảo ở Thái Bình Dương là tiếng nói quan trọng trong việc định hình tương lai đó”, Tổng thống Biden phát biểu tại Hội nghị. “Và đó là lý do tại sao chính quyền của tôi đã ưu tiên tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia của bạn”.

Với đại sứ quán mới ở Tonga, Mỹ đang tìm cách củng cố “trật tự dựa trên luật lệ” và “các giá trị dân chủ mà họ coi là quan trọng đối với hòa bình và thịnh vượng toàn cầu”, Mihai Sora, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Quần đảo Thái Bình Dương tại Đại học Australia, cho biết. Ông nói thêm rằng các đảo ở Thái Bình Dương là một “yếu tố sống còn” trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vì các lãnh thổ đại dương rộng lớn và vị trí chiến lược của các nước này, khiến khu vực trở thành một điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động thương mại và quân sự.

Tonga đặc biệt quan trọng đối với Washington vì quốc đảo nằm dọc theo eo biển nối liền Australia và Mỹ. Ông Corey Bell lưu ý rằng khi Trung Quốc xâm nhập vào Thái Bình Dương, Tonga “có thể được coi là một trong những quốc gia có thể tham gia cuộc chơi”.

Bước đi của Bắc Kinh

Trong cuộc đua này, Trung Quốc cũng không tỏ ra chậm chân; tháng 4 năm ngoái, Bắc Kinh và quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận hợp tác an ninh cho phép các lực lượng Trung Quốc thực hiện các chuyến thăm và dừng nghỉ bằng tàu ở đó. Vào thời điểm đó, các nhà phân tích cho rằng hiệp ước này là kết quả của việc Washington “thờ ơ” với khu vực và là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở đó.

Các đảo Thái Bình Dương được chia thành ba nhóm - Micronesia, Melanesia và Polynesia. Theo truyền thống, Mỹ tập trung vào nhóm đầu tiên trong khi dựa vào Australia và New Zealand cho hai nhóm còn lại trong các vấn đề ngoại giao và quân sự. Nhưng động thái mở đại sứ quán mới ở Tonga - thuộc Polynesia - “là bằng chứng rõ ràng hơn về sự can dự rộng lớn hơn của Mỹ ở khu vực”, ông Bell nói. “Cú sốc sau thỏa thuận an ninh giữa Solomon với Trung Quốc có lẽ là một trong những động lực chính đằng sau sự thúc đẩy này”.

Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt quan hệ với các đảo quốc theo cách của họ; tháng trước, đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề quốc đảo Thái Bình Dương Qian Bo, đã gặp một phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo chính trị từ Thái Bình Dương và trình bày các chính sách của Bắc Kinh đối với khu vực.

Nhà phân tích Corey Bell cho biết, Trung Quốc đã đạt được “những lợi ích đáng kể” trong khu vực, bao gồm cả công việc cứu trợ thiên tai ở Tonga vào năm ngoái sau vụ phun trào núi lửa và sóng thần ở đó; nhưng ông nói rằng Trung Quốc có thể đã “hơi vội vã” khi cố gắng thúc đẩy một hiệp ước an ninh đa quốc gia sau thành công của họ ở quần đảo Solomon. 

“Họ đã nhầm lẫn sự nhiệt tình của các nước Thái Bình Dương trong việc hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc với sự nhiệt tình muốn Trung Quốc thay thế hoặc thay thế một phần vai trò an ninh của Australia và Mỹ trong khu vực”. Theo ông Corey Bell, các quốc gia Thái Bình Dương sẽ luôn sẵn sàng nhận viện trợ từ Trung Quốc cũng như hợp tác an ninh vô thưởng vô phạt; nhưng họ sẽ dè dặt với bất kỳ ràng buộc an ninh nào sâu sắc hơn.

“Chìa khóa đối với Trung Quốc là không nên thực hiện những bước tiến lớn quá sớm về an ninh, điều có thể làm suy yếu lòng tin và báo động cho các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là khi các nước này cảm thấy những tham vọng an ninh của Trung Quốc trong khu vực còn thiếu rõ ràng”, ông Bell nói. Ông lưu ý rằng, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những bất lợi trong việc xây dựng quan hệ nhân dân mạnh mẽ. Ví dụ, các quốc gia như Tonga có mối quan hệ gia đình và di cư chặt chẽ với Australia và New Zealand.

Wang Huiyao, người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết các đảo ở Thái Bình Dương - giống như bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới - sẽ rất quan trọng đối với các cường quốc thế giới như Mỹ và Trung Quốc. Ông Wang Huiyao nhấn mạnh rằng “không có giới hạn” nào cho các quốc gia đầu tư hoặc hợp tác với các quốc gia Thái Bình Dương. “Đó là một thế giới tự do, nếu họ muốn hợp tác với bất kỳ quốc gia nào khác thì đó là sự lựa chọn của họ”. “Thời gian sẽ cho biết ai thực sự ở giúp đỡ và ai không”, ông nói.

Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?
Quốc tế

Yahya Sinwar - nhân vật khét tiếng nhất của Hamas vừa bị tiêu diệt là ai?

Yahya Sinwar, một trong những nhân vật cứng rắn nhất của Phong trào Hamas, vừa bị Israel tiêu diệt. Nhà lãnh đạo Hamas này tự coi mình là chuyên gia về quân sự và chính trị của Israel. Ông nói tiếng Do Thái hoàn hảo, nhờ học trong suốt hơn 20 năm tại các nhà tù của Israel. Ông cũng là người khiến Israel tin rằng họ hoàn toàn an toàn cho đến khi bất ngờ phát động cuộc tấn công của Hamas ngày 7.10.2023 khiến 1.200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?
Quốc tế

Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar bị tiêu diệt: Liệu cuộc chiến Gaza có khép lại?

Lãnh đạo Hamas, Yahya Sinwar, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, chấm dứt cuộc truy lùng kéo dài một năm của Israel đối với đối tượng mà nước này cáo buộc là chủ mưu vụ tấn công ngày 7.10 – sự kiện đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Gaza kéo dài một năm qua. Tuy nhiên, cái chết của nhân vật này liệu có khiến Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

ECB hạ lãi suất lần ba
Quốc tế

ECB hạ lãi suất lần ba

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung eurozone đều yếu đi.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.