Luật Bằng cấp của Trung Quốc: Động Lực mới cho hợp tác quốc tế trong giáo dục

Bắt đầu từ ngày 1.1.2025, Luật Bằng cấp mới của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực. Theo các chuyên gia giáo dục, luật này hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế, giúp hệ thống giáo dục Trung Quốc trở nên cởi mở và linh hoạt hơn.

Trao quyền tự chủ lớn hơn cho các trường đại học

Trong bài viết trên tờ University World News, các giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc, Yuzhuo Cai và Wenqin Shen nhấn mạnh, luật mới đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc "chuẩn hóa, phân cấp và đa dạng hóa" hệ thống giáo dục đại học của nước này. Luật mới thay thế cho Quy định cấp bằng năm 1980, và hướng tới mục tiêu cải cách hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc, đặc biệt là các quy trình liên quan đến cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

Nguồn: scmp.com

Nguồn: scmp.com

Mặc dù Luật Bằng cấp mới không trực tiếp đề cập đến hợp tác quốc tế, nhưng mở ra cơ hội tiềm năng cho các trường đại học Trung Quốc liên kết với các đối tác nước ngoài. Một trong những điểm đáng chú ý là nó làm rõ quyền hạn của các cơ quan giáo dục cấp tỉnh trong việc cấp bằng thạc sĩ, đồng thời cho phép các trường đại học hàng đầu tự phát triển chương trình đào tạo sau đại học.

Việc trao quyền chủ động cho các trường đại học sẽ tạo điều kiện cho các trường kiểm soát tốt hơn quy trình phát triển chương trình cấp bằng quốc tế, đồng thời cải thiện chất lượng và phù hợp hơn với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Đặc biệt, luật mới không còn quy định thời gian học cố định cho các chương trình thạc sĩ, tạo điều kiện cho các chương trình ngắn hạn, từ 1 đến 2 năm, thay vì kéo dài 2 đến 3 năm như trước.

Theo các chuyên gia, tính linh hoạt đó mang lại nhiều lựa chọn cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình cấp bằng kép với các đối tác nước ngoài, giúp tiết kiệm thời gian và thu hút nhiều sinh viên hơn.

Thay đổi trong yêu cầu bằng cấp

Một thay đổi nổi bật khác trong luật mới là sinh viên theo học các chương trình thạc sĩ chuyên nghiệp không bắt buộc phải viết luận án. Thay vào đó, họ có thể hoàn thành yêu cầu cấp bằng thông qua các kết quả thực tế, chẳng hạn như các tác phẩm sáng tạo. Điều này không chỉ tạo thêm lựa chọn cho sinh viên, mà còn mở rộng cơ hội hợp tác giữa Trung Quốc và nhiều nước khác trong việc phát triển các chương trình sau đại học.

Ngoài ra, luật còn quy định rằng khi các trường đại học Trung Quốc cấp bằng cho sinh viên nước ngoài hoặc sinh viên quốc tế đăng ký học tại Trung Quốc, các quy định trong luật cũng sẽ được áp dụng. Đất nước gấu trúc đang nỗ lực hỗ trợ các trường đại học mở rộng các chương trình đào tạo quốc tế.

Bước tiến tới khung pháp lý hoàn chỉnh hơn

Từ nhiều năm nay, theo các nhà nghiên cứu, Quy định về cấp bằng năm 1980 của Trung Quốc chưa tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong các chương trình cấp bằng. Vấn đề chính là quy định này coi bằng cấp là chứng chỉ quốc gia với sự kiểm soát chặt chẽ từ trung ương.

Dù luật mới mang đến nhiều thay đổi, văn bản này chưa chuyển quyền cấp bằng từ Chính phủ sang các trường đại học. Theo giáo sư Cai, các trường vẫn chưa có quyền tự chủ hoàn toàn trong việc thiết lập các chương trình cấp bằng quốc tế, bao gồm bằng chung hay bằng kép.

Ngoài ra, việc đưa sinh viên Trung Quốc và quốc tế vào các chương trình cấp bằng chung với các tổ chức quốc tế vẫn gặp khó khăn do yêu cầu tuyển sinh khác nhau. Đặc biệt, các yêu cầu về thời gian học, tốt nghiệp và bảo vệ luận văn ở Trung Quốc khá phức tạp. Đáng chú ý, luật vẫn chưa làm rõ khái niệm "bằng cấp chung", khiến việc áp dụng tiêu chuẩn này còn mơ hồ trong hệ thống pháp lý.

Vì vậy, theo nhiều nhà quan sát, để thực sự tiến xa, Trung Quốc cần tiếp tục cải cách khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các trường đại học trong việc xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu.

Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà. 

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp
Giáo dục

GS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội vừa được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm - một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp. Huân chương là sự ghi nhận những cống hiến của Giáo sư Nguyễn Hữu Tú đối với sự phát triển hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam, đặc biệt là hợp tác đào tạo Y khoa Pháp  - Việt.

 Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên
Giáo dục

Bộ GD-ĐT trả lời về đề xuất miễn học phí con giáo viên

TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết hiện Ban soạn thảo đang đánh giá tác động và sẽ cân nhắc việc điều chỉnh đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi của nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo cho phù hợp.