Vụ cô giáo bị nhóm học sinh quây trong lớp: "Hành động phi giáo dục, không được phép xuất hiện trong nhà trường"

Vụ việc nữ giáo viên bị học sinh nhốt trong lớp, quây vào góc tường chửi bới, chỉ trỏ, ném đồ vào người tại Tuyên Quang khiến dư luận bức xúc. Nhiều giáo viên cho rằng, đây là hành động phi giáo dục, không được phép xuất hiện trong các nhà trường.

Giáo viên cần được bảo vệ

Cô Hà Mai Hương, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Văn Lãng, Lạng Sơn cho biết, với góc nhìn của một người giáo viên, bản thân cô cảm thấy phẫn nộ, không chấp nhận được khi xem sự việc.

Bên cạnh đó, cô cảm thấy học sinh không tôn trọng, dùng những lời lẽ không phải, trái với truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” với giáo viên của mình. Theo cô Hương, giáo viên cũng không nên đáp trả lại học sinh ở trong tình huống như vậy. Thay vào đó, giáo viên nên tìm những cách thức xử lý khác như thông báo sự việc lên Ban giám hiệu nhà trường hoặc nghiêm khắc, cứng rắn mời phụ huynh đến trao đổi, làm việc chứ không nên “đôi co” qua lại với học sinh lúc đó.

Ngoài ra, về phía gia đình cần phối hợp với nhà trường tìm hướng để giáo dục. Thay vì sẽ đình chỉ học học sinh, nhà trường nên có những biện pháp xử lý khác mang tính răn đe như cho các em lao động xung quanh trường, đọc sách thư viện và giám sát một cách nghiêm túc, nghiêm khắc hơn để các em hiểu rõ, nhận thức được lỗi của mình. 

Cô Thuỳ Linh, một giáo viên THCS tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, khi xem những hình ảnh trong clip, cô đã rất sốc. Một giáo viên đứng bất lực trong góc lớp, phải nhận những cái chỉ trỏ đầy "đắc thắng" từ phía học trò. Chúng liên tục chửi bới, reo hò, tìm cách tác động vào cơ thể của cô giáo và cảm thấy mình thật "anh hùng" vì đã đứng lên thách thức lại giáo viên. Đây là những hành động phi giáo dục, không được phép xuất hiện trong các nhà trường.

"Giáo viên cần được bảo vệ, được công nhận để họ có thể yên tâm tận hiến với nghề nghiệp" - cô giáo Thuỳ Linh khẳng định.

TS. Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý học đường, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục nhận định, những hành động của học sinh trong vụ việc ở Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang phản ánh sự suy thoái, lệch chuẩn về đạo đức một cách nghiêm trọng ở những học sinh tham gia vào vụ việc.

Dù với bất kể góc độ nào, những học sinh có hành vi bạo lực, xúc phạm cô giáo ngay cả khi cô giáo không còn tương tác trực tiếp với mình nữa là hành động cần phải lên án mạnh mẽ và không thể chấp nhận được trong môi trường học đường. Những hành vi này là không thể chấp nhận được và không được biện giải bởi bất kể lý do gì, từ phương diện nào.

Những sự việc như thế này cũng phản ánh một điểm đáng báo động trong  văn hóa học đường và trong hành vi ứng xử của một bộ phận học sinh, đặc biệt là hành vi ứng xử giữa học sinh với thầy cô giáo trong bối cảnh hiện nay.

Cô và trò đang đứng từ hai đầu chiến tuyến

Theo TS. Hoàng Trung Học, những hành vi bạo lực như trong vụ việc có rất nhiều nguyên nhân và ít nhiều xuất phát từ cả hai phía. Trong đó, có thể cả những nguyên nhân về mặt tâm lý, lứa tuổi của học sinh và sự lây lan của tâm lý đám đông. Lứa tuổi  học sinh THCS thiếu khả năng kiềm chế, dễ bị kích động và chưa ý thức hết được hậu quả trong hành vi của mình. Những em tham gia gián tiếp vào tình huống bạo lực đôi khi bị thúc đẩy bởi tâm lý đám đông, bởi sự a dua theo bạn bè.

Ở một chừng mực nào đó, hành vi ứng xử của cô giáo cũng chưa chưa phù hợp về giáo dục, thể hiện sự bất lực của cô giáo.

"Tôi cảm thấy cô và trò đang đứng từ hai đầu chiến tuyến, đối lập nhau, đều coi nhau là “đối tượng” để ứng phó. Đây là điều vô cùng đáng tiếc." Chuyên gia giáo dục Hoàng Trung Học bày tỏ.

TS. Hoàng Trung Học nhấn mạnh: "Những vụ việc như ở Tuyên Quang ít nhiều làm “hoen ố” hình ảnh của các nhà giáo, ảnh hưởng đến uy tín của thầy, cô giáo. Sự ảnh hưởng này không chỉ dừng lại ở cá nhân giáo viên trong vụ việc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng giáo dục của nhà trường đối với học sinh.

Chuyên gia giáo dục nhấn mạnh, để giáo dục học sinh, thầy giáo cần có được cả tình yêu thương và lòng tôn trọng từ học trò. Bên cạnh tình yêu thương dành cho học trò, người thầy cần cả sự nghiêm khắc và tính kỷ luật. Mọi lực lượng xã hội cần hỗ trợ người thầy làm cả hai việc này, tức là phải khuyến khích tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng và đề cao cả tính kỷ luật".

Vai trò của cha mẹ là phối hợp với thầy cô để cùng giáo dục

Theo TS. Hoàng Trung Học, các bậc phụ huynh cần hiểu và phải nhìn nhận rằng, vai trò của nhà giáo là giáo dục các con.

Vai trò của cha mẹ là phối hợp với thầy cô để cùng giáo dục. Do vậy, mọi tương tác của cha mẹ với các con đều phải cân nhắc đến câu chuyện này. Khi chúng ta lại gieo vào đầu trò những tư tưởng mà không tôn trọng thầy cô và chính chúng ta cũng không thể hiện một thái độ tôn trọng thầy cô chính là lúc chúng ta làm suy giảm công cụ giáo dục của những người thầy, và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đối với chính con mình.

Và hậu quả là những vấn đề tâm lý và sự lệch lạc trong hành vi của con trẻ xuất hiện ngày càng phổ biến. Do vậy, các bậc phụ huynh cần phải phối hợp tốt với thầy cô giáo thúc đẩy tình yêu thương, tôn trọng và tính kỷ luật trong nhà trường, hướng tới mục tiêu tạo điều kiện tối ưu để giáo dục con mình.

Hiện nay, một bộ phận phụ huynh chưa minh định được thế nào là sự nghiêm khắc và thế nào bạo lực trong giáo dục.

TS Hoàng Trung Học phân tích: Nghiêm khắc tức là thái độ kiên định yêu cầu học sinh phải tuân thủ những quy định và phải trải nghiệm những hậu quả do chính các em gây ra, nhưng vẫn tôn trọng, đảm bảo tính nhân văn trong mối quan hệ với học trò.

Khi học sinh làm sai, thầy cô phải hết sức nghiêm khắc, không ủng hộ, không bỏ qua và phải tỏ rõ thái độ không hài lòng, không đồng tình về những việc mà các em làm, hỗ trợ học sinh thay đổi, đồng thời kiên quyết yêu cầu học sinh thay đổi. Nếu không thay đổi, cần có những biện pháp xử lý theo quy định.

"Còn vụ việc ở đây, học sinh có hành vi lệch chuẩn sẽ phải chấp nhận các hình thức xử lý. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giáo viên xúc phạm, thậm chí bạo lực với các em. Nhà trường không chấp nhân bạo lực nhưng cần sự nghiêm khắc và tính kỷ luật trong việc giáo dục con người. Có như vậy, những tình huống tương tự mới ít có cơ hội tái diễn" - TS Hoàng Trung Học nói. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.