Luật Không khí sạch của một số nước

Anh: Từ “Đại sương mù” đến đạo luật Không khí sạch 2019

Sau thảm họa về sương mù năm 1952, Vương quốc Anh đã nhanh chóng thúc đẩy và thông qua một đạo luật để hạn chế nguy cơ tử vong đến từ không khí.

“Cái chết đến từ không khí” - lời cảnh tỉnh về ô nhiễm

Vào tháng 12.1952, London phải hứng chịu sự kiện ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử Vương quốc Anh, khi ít nhất 4.000 người thiệt mạng do sương mù dày đặc, còn được biết đến với tên gọi thảm họa "Đại sương mù".

London trong thảm họa
London trong thảm họa "Đại sương mù" năm 1952. Ảnh: Britanica

Vào thời điểm đó, nhiều nhà máy điện đốt than đang hoạt động ở London, trong khi cư dân thành phố cũng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để giữ ấm trong mùa đông rất lạnh. Người ta ước tính rằng thành phố đã thải ra 1.000 tấn hạt khói, 2.000 tấn carbon dioxide và 370 tấn sulfur dioxide mỗi ngày. Kết quả, khi người dân London thức dậy vào ngày 5.12 trong một làn sương mù không giống bất kỳ nơi nào khác. Tầm nhìn bị giảm xuống gần bằng 0, thành phố hoàn toàn bị bao phủ bởi một đám “mây màu vàng ngột ngạt”.

Mức độ nghiêm trọng thực sự của sự kiện có thể còn tồi tệ hơn nhiều so với các nghiên cứu. Sự kiện này đã trở thành “lời cảnh tỉnh về ô nhiễm” thúc đẩy Vương quốc Anh thông qua các đạo luật về bảo vệ không khí sau đó.

Đạo luật Không khí sạch 1956 - "viên gạch" đầu tiên

Anh lần đầu tiên ban hành đạo luật Không khí sạch (Clean Air Act) năm 1956, 4 năm sau sự kiện "Đại sương mù" năm 1952.

Trước đó, Anh đã ban hành một loạt các biện pháp và quy tắc trong nhiều thế kỷ để cải thiện chất lượng không khí - chẳng hạn như như đạo luật Giảm khói thuốc năm 1853 và 1856 và đạo luật Y tế công cộng năm 1891. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa phải là các biện pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe cộng đồng cho đến khi đạo luật Không khí sạch ra đời.

Đạo luật đã đưa ra một số biện pháp để giảm ô nhiễm không khí như bắt buộc sử dụng nhiên liệu không khói, đặc biệt là ở các khu vực dân số đông để giảm ô nhiễm khói và lưu hình dioxide từ các đám cháy. Đạo luật cũng bao gồm các biện pháp làm giảm sự phát thải khí, sạn và bụi từ các ống khói.

Đạo luật là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý để bảo vệ môi trường. Văn bản này được sửa đổi sau đó vào năm 1868 và có hiệu lực đến năm 1993.

Đạo luật Không khí sạch 2019: nâng cấp và hoàn thiện các quy định

Luật Không khí sạch 2019 đề ra cách giải quyết tất cả các nguồn gây ô nhiễm không khí, đề ra cách thức để bảo vệ sức khỏe quốc gia; bảo vệ môi trường; bảo đảm tăng trưởng sạch và đổi mới sạch; giảm phát thải từ giao thông, nhà cửa, nông nghiệp và công nghiệp; giám sát tiến độ thực hiện.

Theo luật này, Chính phủ sẽ tăng tính minh bạch bằng cách cung cấp dữ liệu giám sát chất lượng không khí của địa phương và quốc gia vào cùng một cổng thông tin để mọi người dễ dàng nắm thông tin.

Trong đó, Anh đặt ra mục tiêu dài hạn và đầy tham vọng là cắt giảm 50% mức ô nhiễm PM2.5 theo ngưỡng giới hạn trung bình hằng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10μg/m3 vào năm 2025.

Luật này cũng buộc các bang, thành phố phải công bố kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện chất lượng không khí cho dân cư trong địa bàn mình quản lý.

Luật cũng thông tin rằng Chính phủ Anh sẽ cung cấp hệ thống tin nhắn thông báo chất lượng không khí cá nhân để thông tin đến công chúng, đặc biệt là những người có cơ địa dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí; cung cấp thông tin rõ ràng hơn về các đợt ô nhiễm không khí và tư vấn sức khỏe.

Chính phủ cũng sẽ làm việc với các cơ quan truyền thông để qua đó giúp cải thiện và nâng cao nhận thức của người dân về tác động của ô nhiễm không khí. Ngoài ra Anh cũng đặt kế hoạch chấm dứt việc bán ô tô chạy bằng động cơ diesel mới và hủy các chuyến tàu hỏa chỉ chạy bằng diesel vào năm 2040, bảo đảm giao thông tại nước này bằng các phương tiện sử dụng năng lượng sạch.

Đối với doanh nghiệp và người dân, luật cấm bán nhiên liệu gây ô nhiễm nhất như gỗ và than, dùng trong các lò sưởi ở Anh; trao quyền hạn mới cho chính quyền địa phương để hành động trong các khu vực có mức ô nhiễm cao...

Luật cũng yêu cầu và hỗ trợ nông dân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nông trại giúp giảm khí thải, đặc biệt là khí thải amoniac; điều chỉnh để giúp giảm ô nhiễm từ việc sử dụng phân bón...

Quốc tế

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.