Thế giới đang ở đâu trong tiến trình thực hiện các SDGs?

Thế giới có nguy cơ bỏ lỡ các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trừ khi chúng ta nỗ lực gấp đôi hành động toàn cầu.

Đó là nội dung được nêu ra trong Báo cáo của Liên Hợp Quốc có tựa đề “Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững 2023: Ấn phẩm đặc biệt”, vừa được công bố. Báo cáo của LHQ cảnh báo, nếu chúng ta không gia tăng gấp đôi các nỗ lực toàn cầu để đạt được SDGs sẽ dẫn tới bất ổn chính trị leo thang, thiệt hại kinh tế và môi trường không thể khắc phục.

Các SDGs là gì?

Vào tháng 9.2015, Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững chính thức được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc với sự nhất trí của 193 nước thành viên.

Các mục tiêu này bao gồm: 1. Xóa nghèo; 2. Xóa đói; 3. Y tế và phúc lợi; 4. Giáo dục chất lượng. 5. Bình đẳng giới; 6. Tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh; 7. Tiếp cận năng lượng bền vững; 8. Tăng trưởng kinh tế bền vững và việc làm tốt cho tất cả mọi người; 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới. 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội; 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững; 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; 13. Ứng phó với biến đổi khí hậu; 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển; 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững; 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh và công lý cho mọi người; 17. Thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

bao-cao-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-1.jpg -0
17 mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 2030 của LHQ

Được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030, các SDGs có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện, với mục tiêu hoàn tất công việc dang dở của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21 không để ai bị bỏ lại phía sau.

Nguy cơ bỏ lỡ SDGs

Tuy nhiên, cho đến nay, khả năng đạt được các SDGs theo đúng lộ trình là vô cùng khó khăn. Trong phiên họp công bố bản báo cáo tại Đại Hội đồng LHQ hôm 10.7.2023, Tổng Thư ký LHQ, ông Antonio Guterres thừa nhận: "Thế giới có nguy cơ bỏ lỡ SDGs". Đây là lần đầu tiên người đứng đầu LHQ thừa nhận nguy cơ này, dù nó đã được cảnh báo từ lâu.

Báo cáo SDGs 2023 đã chỉ ra rằng, các tác động cộng hưởng của khủng hoảng khí hậu, xung đột ở Ukraine, kinh tế toàn cầu suy yếu và tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 đã khiến những khát vọng đặt ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững đang gặp thách thức lớn.

Theo báo cáo, trong số khoảng 140 mục tiêu có thể được đánh giá, thì có 50% trong số đó cho thấy độ lệch vừa phải hoặc nghiêm trọng so với quỹ đạo mong muốn và hơn 30% trong số các mục tiêu này không có tiến triển hoặc thậm chí tệ hơn là thụt lùi dưới mức cơ sở năm 2015.

Đại dịch Covid-19 là một biến số bất ngờ. Không chỉ làm xáo trộn cuộc sống của toàn bộ hành tinh, nó còn kéo lùi đáng kể sự phát triển của xã hội, ít nhất là theo những chỉ số mà SDG đặt ra. Báo cáo mới nhất của LHQ chỉ rõ: Những tác động của đại dịch Covid-19 đã kéo lùi tiến bộ ổn định trong ba thập kỷ về giảm nghèo, khi số người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực đã gia tăng lần đầu tiên trong một thế hệ. Một thống kê cho thấy, sau ba năm dịch bệnh hoành hành, có thêm từ 119-124 triệu người đã bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực, trong đó khu vực Nam Á chiếm 60% con số này. Nếu tình trạng này tiếp diễn, đến năm 2030, 575 triệu người sẽ chưa thể thoát khỏi tình trạng nghèo cùng cực, đồng thời ước tính 84 triệu trẻ em sẽ không được đến trường. Đây là những nội dung chính mà SDG 1 (Xóa nghèo) và SDG 2 (Xóa đói) đề cập, và đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Một trong những tác động rõ rệt nhất của dịch Covid-19 là sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống đi xuống. Sự chuyển hướng của các dịch vụ y tế do đại dịch gây ra đã làm mất đi tiến bộ hàng thập kỷ hướng tới SDG 3 (Sức khỏe). Những nỗ lực cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho tất cả mọi người hiện trở thành một thách thức lớn hơn bao giờ hết.

SDG 4 (Giáo dục chất lượng), trụ cột cơ bản của chương trình nghị sự phát triển bền vững, cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Vào năm 2020, những nỗ lực phong tỏa nhằm làm chậm sự lây lan của đại dịch đã làm gián đoạn hành trình giáo dục của hơn 1,52 tỷ thanh thiếu niên và trẻ em trên toàn thế giới. Điều này đã xóa bỏ tiến bộ giáo dục trong gần hai thập kỷ trước đó. Hậu quả của sự thụt lùi này sẽ được cảm nhận qua nhiều thế hệ tiếp theo.

Suy thoái kinh tế cũng nghiêm trọng không kém. Thế giới đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ năm 2008. Trong năm 2020, tổng GDP của thế giới giảm 3,4%, cho thấy sản lượng kinh tế sụt giảm đáng kể. Làn sóng Covid-19 thứ hai khiến khoảng 7,5 triệu việc làm bị mất, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực khác nhau và đe dọa đến mục tiêu SDG 8 (Việc làm ổn định và Tăng trưởng kinh tế).

Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine cùng nhiều cuộc xung đột vũ trang khác đã ảnh hưởng tiêu cực đến chương trình nghị sự SDG. Tác động của những cuộc xung đột vượt xa sự tàn phá do bom đạn gây ra. Cuộc đối đầu lan sang lĩnh vực kinh tế. Những lệnh cấm thương mại giữa các nền kinh tế lớn đã gây ra khủng hoảng sâu rộng hơn ở những khu vực rất xa tiếng súng. Nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái tiếp tục đẩy những người có thu nhập bấp bênh lún sâu trong đói nghèo.

Cuộc xung đột giữa Ukraine-Nga cũng dẫn đến tình trạng di cư trên một khu vực rộng lớn. Theo LHQ, khoảng 14 triệu người đã phải di dời do xung đột ở châu Âu. Vấn đề di cư cũng là một mục tiêu xuyên suốt toàn bộ Chương trình nghị sự 2030, ảnh hưởng đến tất cả 17 SDGs. Các mục tiêu liên quan đến di cư bao gồm lao động, giáo dục, buôn người, kiều hối... Chính LHQ, trong bản báo cáo mới nhất đã kêu gọi các nước cần "nhận biết và giải quyết các mối liên kết phức tạp giữa di cư và SDGs".

Cùng nhau, chúng ta tạo ra hy vọng

Bên cạnh những hạn chế, báo cáo của LHQ cũng chỉ ra những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được. Trong số đó, nổi bật nhất là tỷ lệ dân số toàn cầu được sử dụng điện đã tăng từ 87% vào năm 2015 lên 91% vào năm 2021, với gần 800 triệu người khác được kết nối.

Báo cáo cũng cho biết, số người sử dụng Internet đã tăng 65% kể từ năm 2015, đạt 5,3 tỷ người trong quy mô dân số thế giới vào năm 2022.

Những thành tựu phát triển quan trọng như vậy chứng tỏ rằng chúng ta có thể thực hiện những bước đi đột phá để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người thông qua sự kết hợp giữa hành động tập thể và ý chí chính trị mạnh mẽ cũng như việc sử dụng hiệu quả các công nghệ, nguồn lực và kiến thức sẵn có. Cùng nhau, cộng đồng toàn cầu có thể khơi lại tiến trình đạt được các SDG và kiến tạo nên một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.

Cùng chung tay với LHQ, tổ chức Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), với sự cam kết của các nghị viện thành viên cũng nỗ lực đồng hành để thúc đẩy các mục tiêu SDGs. Liên tục trong thời gian qua, IPU đã tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan, trong đó mới nhất là Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu, phối hợp cùng Quốc hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17.9 với chủ đề: "Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các SDGs thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo". Với sự chia sẻ và đóng góp kinh nghiệm lập pháp liên quan đến đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số, đây sẽ là những gợi mở ý nghĩa cho các quốc gia trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ cho tiến trình hiện thực hóa các SDGs. Đúng như Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh ngay trong lời tựa của báo cáo: "Chúng ta đang ở thời điểm của sự thật và sự cân nhắc. Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể biến đây thành thời điểm của hy vọng”.

Việt Nam và các nước

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”
Quốc tế

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"
Việt Nam và các nước

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"

Báo chí Trung Quốc có nhiều bài viết đánh giá chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV), Chủ tịch nước Tô Lâm. Bài báo khẳng định chuyến thăm không chỉ chứng minh cả Trung Quốc và Việt Nam đều sẵn sàng đạt được nhiều kết quả khả quan hơn trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, mà còn chứng minh quyết tâm của hai nước trong củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và các nước

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trên phần thông tin nổi bật của tờ Global Times - tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết tiêu đề “Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế
Việt Nam và các nước

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế

Vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai kế hoạch cải cách y tế vào cuối tháng 8, tái khẳng định cam kết cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước nhằm xử lý cuộc khủng hoảng ngành y tế tồi tệ gây ra nhiều tổn thất không thể đong đếm…

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi
Việt Nam và các nước

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi

Sáng 22.7, trước khi Quốc hội Ấn Độ bắt đầu phiên họp về ngân sách, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar và Chủ tịch Hạ viện Om Birla đã đọc thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người được nhắc đến là “một tâm hồn vĩ đại”. Toàn thể các nghị sĩ Ấn Độ cũng dành phút mặc niệm tưởng nhớ nhà lãnh đạo Việt Nam.

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam

Sau 13 năm giữ cương vị Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, với một chiến dịch chống tham nhũng mang tầm vóc lịch sử, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời ở tuổi 80 sau cơn bạo bệnh - đó là nội dung lời dẫn mở đầu cho bài viết trên tờ Le Monde của Pháp.