Điệu nhảy Garba của Ấn Độ được UNESCO tôn vinh

Điệu nhảy truyền thống Garba của Ấn Độ vừa được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, bắt nguồn từ bang Gujarat, Garba từ lâu đã được tôn vinh không chỉ như một điệu nhảy mà còn là một hiện tượng văn hóa biểu thị sự đoàn kết, dâng hiến và đời sống tinh thần sôi động.

Điệu nhảy Garba được biểu diễn trong lễ hội Navratri và đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa sôi động ở tiểu lục địa Ấn Độ. Hình thức nhảy này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mối liên kết xã hội, thể hiện sự hòa nhập và hòa hợp.

Điệu nhảy Garba của Ấn Độ được UNESCO tôn vinh -0
Điệu nhảy Garba thể hiện sự đoàn kết, dâng hiến và đời sống tinh thần sôi động của người dân bang Gujarat, Ấn Độ. Nguồn: India TV News

Tại cuộc họp lần thứ 18 của Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra tại Kasane, Botswana, UNESCO đưa Garba vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự ghi nhận này đánh dấu mốc quan trọng đối với Garba, đưa điệu nhảy lên tầm quốc tế và được trân trọng trên toàn thế giới; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy cách thức biểu đạt văn hóa góp phần tạo nên di sản phong phú của nhân loại.

Việc UNESCO công nhận Garba là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ là tôn vinh di sản văn hóa của bang Gujarat mà còn là minh chứng cho phông văn hóa rộng lớn và đa dạng của Ấn Độ; giúp cộng đồng quốc tế trân trọng chiều sâu và ý nghĩa của điệu nhảy truyền thống này.

Ấn Độ trước đó đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, bao gồm kịch Ramlila, truyền thống tụng kinh Vệ-đà, lễ hội Kumbh Mela… và gần đây nhất là lễ hội Durga Puja.

Quốc vụ khanh Văn hóa và Ngoại giao Ấn Độ Meenakashi Lekhi cho rằng, việc Garba được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khẳng định giá trị phổ quát và văn hóa lâu dài, phong phú của điệu nhảy, cũng như tác động và ý nghĩa sâu sắc của nó đối với cộng đồng Gujarati, người dân Ấn Độ nói chung và cộng đồng người Ấn Độ sinh sống ở nước ngoài.

Văn hóa

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập

Hơn 20 năm nay, Festival Huế là môi trường, là cơ hội làm sống lại và tỏa sáng di sản văn hóa Huế. Nhờ có Festival Huế, nhiều di sản được phục hồi, trao truyền và chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ chính những di sản mình đang nắm giữ. Trong định hướng phát triển cũng như Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế được xác định sẽ trở thành Đô thị di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"
Văn hóa

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"

Tác phẩm được dựng từ ảnh đen trắng gốc xử lý qua công nghệ số, kết hợp video art và hình ảnh động của nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Viên Hồng Quang phối hợp cùng họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nhà nghiên cứu Phạm Long.

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa
Văn hóa

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa

Ngày 25.10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.

Âm nhạc - nhịp cầu gắn kết
Văn hóa - Thể thao

Âm nhạc - nhịp cầu gắn kết

Bridge, ban nhạc đặc biệt gồm các nhà ngoại giao quốc tế tại Hà Nội và cán bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của âm nhạc trong việc xây dựng những “nhịp cầu” gắn kết. Họ sẽ cùng nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc biểu diễn tại BridgeFest 2024 - lễ hội âm nhạc kết nối, truyền cảm hứng cho giới trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng.