Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"

Tác phẩm được dựng từ ảnh đen trắng gốc xử lý qua công nghệ số, kết hợp video art và hình ảnh động của nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Viên Hồng Quang phối hợp cùng họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nhà nghiên cứu Phạm Long.

"Thăng đường nhập thất" là thành ngữ chỉ học thức có nông sâu khác nhau, thường dùng khen ngợi những người nghiên cứu học thuật và kỹ thuật được thầy dạy đến nơi đến chốn.

464716067-853000470331889-2587220473042091794-n-1836-2487.jpg

Đây là dòng chữ lớn, viết bằng chữ Nho trên cổng tam quan ở vị trí trung tâm của bức tranh sơn dầu của họa sĩ Victor Tardieu ở giảng đường chính Đại học Đông Dương - nay là giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội. Dòng chữ này trở thành tên gọi không chính thức cho tác phẩm và ngụ ý sự hiển lộ và uyên bác của kiến thức.

Bức tranh của Victor Tardieu là bức họa khổng lồ kích thước 11x7m, được vẽ theo phong cách phương Tây, nhưng nội dung tác phẩm hoàn toàn mang chất Việt. Tác phẩm nổi tiếng này mặc dù đã được vẽ lại năm 2006 và đã được công chúng biết đến rộng rãi hơn, nhưng hành trình trở lại và những tâm tư nỗi niềm của danh họa cách nay một thế kỷ vẫn còn nhiều bí ẩn.

Tác phẩm video art được khởi xướng từ ý tưởng của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, TS. Phạm Long cùng kỹ sư Viên Hồng Quang, nghệ sĩ Triệu Minh Hải đã nỗ lực tái hiện chân thực nhất, gần với nguyên gốc nhất tác phẩm gốc.

Hành trình đến sát nguyên gốc bằng sự kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với sự phân tích dữ liệu nghệ thuật, sử học, xã hội học đã vô tình tìm được những giá trị hàm súc, thâm sâu của một thông điệp nhân văn bấy lâu dường như bị lãng quên.

Tác phẩm video art chia sẻ trải nghiệm thẩm thấu lịch sử và xuyên không thời gian với một kiệt tác vô tiền khoáng hậu của mỹ thuật Đông Dương.

Với triển lãm này, các nghệ sĩ dựa trên ảnh đen trắng, sử dụng AI học màu qua tranh sơn dầu gốc, kết hợp video art và chuyển động (animation), làm bức tranh “sống” lại với những con người như đang hiện diện trong thế giới “thật” trong tranh.

Triển lãm video art Thăng đường nhập thất là cách các nghệ sĩ đánh thức bức tranh của họa sĩ Victor Tardieu, đưa đến người xem không chỉ là một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo mà còn mang đến thông điệp sâu sắc về sự tôn vinh tri thức, phù hợp với không khí học thuật của nơi đây.

Ngoài ra, tác phẩm còn giới thiệu lịch sử và vẻ đẹp của mỹ thuật Đông Dương, như là một nhân chứng của sự giao thoa văn hóa, và tác giả bức tranh - họa sĩ Victor Tardieu - là Hiệu trưởng đầu tiên sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương vào năm 1924 và được xem là một trong những người quan trọng góp phần định hình phong cách mỹ thuật Đông Dương.

Triển lãm video art Thăng đường nhập thất được giới thiệu tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum, tòa nhà Đại học Tổng hợp, số 19 Lê Thánh Tông. Sự kiện nằm trong cụm triển lãm Cảm thức Đông Dương, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 từ 9 - 17.11.

Văn hóa

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập

Hơn 20 năm nay, Festival Huế là môi trường, là cơ hội làm sống lại và tỏa sáng di sản văn hóa Huế. Nhờ có Festival Huế, nhiều di sản được phục hồi, trao truyền và chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ chính những di sản mình đang nắm giữ. Trong định hướng phát triển cũng như Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế được xác định sẽ trở thành Đô thị di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa
Văn hóa

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa

Ngày 25.10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.

Âm nhạc - nhịp cầu gắn kết
Văn hóa - Thể thao

Âm nhạc - nhịp cầu gắn kết

Bridge, ban nhạc đặc biệt gồm các nhà ngoại giao quốc tế tại Hà Nội và cán bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của âm nhạc trong việc xây dựng những “nhịp cầu” gắn kết. Họ sẽ cùng nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc biểu diễn tại BridgeFest 2024 - lễ hội âm nhạc kết nối, truyền cảm hứng cho giới trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng.