"Thanh âm của lửa" - liveshow của NSND Hà Thủy và học trò

Bữa tiệc âm nhạc hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, với sự tham gia của những "trái ngọt lửa nghề" được đào tạo bởi NSND - nhà giáo Hà Thủy.

NSND Hà Thủy có số lượng học trò thành danh nhất nhì showbiz. Cô giáo thanh nhạc luôn tâm niệm: "Tôi không đào tạo ra những cái máy biết hát, tôi chỉ đẩy những tố chất, sắc màu tự nhiên giọng hát của học trò lên đúng tầm giá trị và bản sắc vốn có để họ chạm tới đỉnh cao của chính mình".

Chính nhờ ngọn lửa nghề nhiệt huyết và tài tình mà cô trao truyền, bao học trò đã được NSND Hà Thủy chắp cánh và nổi tiếng như: Hồ Quỳnh Hương, Phương Anh, Phạm Phương Thảo, Thái Thùy Linh, Ngọc Anh, Ngọc Khuê, Minh Chuyên, Khánh Ly, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên, Hương Tràm...

464314737-880887760847067-5220066226196369626-n-8832-5337.jpg

Tham gia liveshow "Thanh âm của lửa" hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 là những "trái ngọt lửa nghề" được đào tạo bởi NSND - nhà giáo Hà Thủy. Đó là Hồ Quỳnh Hương với giọng hát vút bay xé tan tầng mây, nhưng vẫn ngân vang, ngọt ngào; Phạm Phương Thảo da diết, sâu lắng với chất giọng sắc như dao, nhưng có lúc lại mềm như lụa qua những điệu dân ca; Hoàng Quyên (Quyên Idol) với giọng hát được xét vào sắc màu quý hiếm, cùng kỹ thuật thanh nhạc gần như hoàn hảo; “Bông hoa trầm” của làng nhạc Việt Chu Thúy Quỳnh với những màn cover cuốn hơn cả bản gốc đã trở thành hiện tượng lạ, bởi chất giọng Contralto nữ trầm hiếm có và cách xử lý quyến rũ, độc đáo... Ngoài ra còn có một ca sĩ khách mời bí ẩn.

5 học trò với đủ sắc màu và phong cách âm nhạc hợp ca với cô giáo của mình, để tạo ra những bản phối chất riêng biệt cho chương trình, những màn hát acapella không nhạc thể hiện kỹ thuật và sự nhuần nhuyễn trong sự chuẩn bị. Bên cạnh đó là những chuyện chưa kể, bao lời chưa nói sẽ được cô trò bày tỏ trong chương trình...

Liveshow "Thanh âm của lửa" sẽ diễn ra vào 20h ngày 9.11, tại khuôn viên sân vườn Music Garden - Nhà hát Lớn Hà Nội.

Văn hóa

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập

Hơn 20 năm nay, Festival Huế là môi trường, là cơ hội làm sống lại và tỏa sáng di sản văn hóa Huế. Nhờ có Festival Huế, nhiều di sản được phục hồi, trao truyền và chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ chính những di sản mình đang nắm giữ. Trong định hướng phát triển cũng như Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế được xác định sẽ trở thành Đô thị di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"
Văn hóa

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"

Tác phẩm được dựng từ ảnh đen trắng gốc xử lý qua công nghệ số, kết hợp video art và hình ảnh động của nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Viên Hồng Quang phối hợp cùng họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nhà nghiên cứu Phạm Long.

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa
Văn hóa

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa

Ngày 25.10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.

Âm nhạc - nhịp cầu gắn kết
Văn hóa - Thể thao

Âm nhạc - nhịp cầu gắn kết

Bridge, ban nhạc đặc biệt gồm các nhà ngoại giao quốc tế tại Hà Nội và cán bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của âm nhạc trong việc xây dựng những “nhịp cầu” gắn kết. Họ sẽ cùng nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc biểu diễn tại BridgeFest 2024 - lễ hội âm nhạc kết nối, truyền cảm hứng cho giới trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng.