Chạm miền ký ức hoài niệm Hà Nội

Chuỗi sự kiện Hà Nội - Chạm miền ký ức diễn ra tại không gian Nhà hát Lớn Hà Nội đưa du khách trở về một lịch sử hoài niệm, với "thời tem phiếu" cùng nhiều trải nghiệm thú vị.

Chương trình Hà Nội - Chạm miền ký ức được thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024).

Theo đó, tại Vườn Âm nhạc, Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban tổ chức sẽ tái hiện không gian Hà Nội thời bao cấp thông qua khung cảnh phố phường, toa xe điện leng keng, những đồ dùng sinh hoạt gia đình ngày nay không còn thấy trong đời sống…

Chương trình sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 5.10 và kéo dài đến hết ngày 31.10. Những chiếc vé vào cửa để trải nghiệm chuỗi hoạt động của chương trình sẽ được mô phỏng hình thức tem phiếu thời bao cấp.

lindskog-hanoi9-9528-7187.jpg
Chương trình "Hà Nội - Chạm miền ký ức" tái hiện không gian thời bao cấp. Ảnh: ashui.com

Theo ông Chu Anh Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban tổ chức mong muốn mỗi vị khách ghé thăm sẽ chạm vào miền ký ức xa xưa bằng sự hiện hữu ở hiện tại qua những sáng tạo và bài trí tâm huyết từ đội ngũ ekip có tình yêu cháy bỏng với Hà Nội.

Điểm nhấn của chương trình là đêm nhạc Phú Quang - Tình yêu ở lại sẽ diễn ra vào 20h ngày 25 - 26.10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình có sự góp mặt của NSND Tấn Minh, ca sỹ Hồ Quỳnh Hương, Khánh Linh, Hoàng Hải, nhóm OPlus. Mỗi nghệ sỹ sẽ thể hiện 3 - 4 ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang.

Nhạc sĩ Giáng Son, Giám đốc âm nhạc cho biết, xoay quanh chủ đề “Tình yêu ở lại”, chương trình gồm các tác phẩm thể hiện tình yêu con người, tình yêu đôi lứa, tình yêu Hà Nội. Những ca khúc làm nên chất trữ tình, lãng mạn, sang trọng, đẹp đẽ - chất Hà Nội trong âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang được lựa chọn trong số "di sản" hơn 100 bài hát của ông để đưa vào chương trình. Các bài hát đều được phối khí mới mẻ tạo cảm xúc cho cả ca sĩ thể hiện và khán giả.

Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.