Giữ "lửa" cho tranh Đông Hồ

(ĐBNDO) - Là nét văn hóa dân gian của người dân Việt xưa, tranh Đông Hồ không chỉ phản ánh đời sống của người dân, mà còn là mơ ước, khát vọng về một cuộc sống no đủ và tràn đầy hạnh phúc. Với những nghệ nhân - người thắp lửa cho tranh Đông Hồ, được vẽ tranh, được truyền tải những nét văn hóa dân gian vốn có từ xa xưa là niềm tự hào của họ. Bởi trong sâu thẳm tâm trí mình, họ luôn muốn giữ "lửa" cho một dòng tranh dân gian mang đậm văn hóa Việt.

Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong 

Được biết đến bao đời nay là cái nôi văn hóa của dân gian Việt Nam, Kinh Bắc yên bình với những triền đê quanh co bên dòng sông Đuống êm ả; Kinh Bắc cổ kính lâu đời với những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi cùng các làng nghề truyền thống; Kinh Bắc đẹp duyên dáng bên các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh. Về với Kinh Bắc người ta cũng không quên về với làng Đông Hồ - vùng đất đã nổi tiếng suốt 5 thế kỷ qua với một dòng tranh dân gian được coi như một di sản văn hóa, với những bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Nét đẹp văn hóa của tranh Đông Hồ đã đi vào thơ ca rất đỗi tự nhiên cũng vì thế: Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong / Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Một nghệ nhân miệt mài vẽ tranh Đông hồ Nguồn: ITN
Một nghệ nhân miệt mài vẽ tranh Đông hồNguồn: ITN

Làng tranh Đông Hồ nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa thơ mộng, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Làng Đông Hồ trước đây còn gọi là làng Mái, từ thế kỷ XVI đã có nghề làm tranh, buôn bán tranh tấp nập vào dịp Tết. Người dân làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca: Làng Mái có lịch có lề / Có sông tắm mát, có nghề làm tranh. Tranh làng Mái phát triển thịnh vượng nhất từ khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Vào giai đoạn ấy, cứ mỗi độ tết đến xuân về, cả làng lại tấp nập cảnh người người mua tranh, nhà nhà treo tranh Đông Hồ. Cũng chính vì vậy mà tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thú chơi tranh tết của người dân cũng ít dần đi. Có lẽ vì vậy mà Làng tranh Đông Hồ cũng không được tấp nập như xưa. Hiện nay, làng Đông Hồ chỉ còn hai nhà làm tranh, trong đó có gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Cụ Sam năm nay đã gần 90 tuổi, gia đình cụ có nhiều thế hệ làm tranh Đông Hồ, đến tận bây giờ vẫn còn giữ được nét văn hóa truyền thống này. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả - con trai Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam cho biết, để lưu giữ truyền thống, cho đến nay gia đình ông vẫn giữ đúng quy trình sản xuất tranh theo phong cách truyền thống của làng tranh Đông Hồ. Đối với ông, đây là điều rất thiêng liêng và quý giá, dù tranh Đông Hồ hiện nay còn rất ít người quan tâm, ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Oanh - người Làng tranh Đông Hồ tâm sự, dù bây giờ đến với chợ tranh Đông Hồ, người ta không còn được thấy cảnh tấp nập bán mua, cũng không còn cảnh người người, nhà nhà ưa chuộng tranh Đông Hồ như ngày xưa nữa. Nhưng trong ký ức của những người dân làng Đông Hồ dường như điều đó vẫn còn đọng lại sâu xa trong tâm trí cũng như trong tiềm thức mỗi người. Người già thì kể lại cho thế hệ con cháu sau này nghe để biết, người trẻ thì hào hứng nghe bố mẹ ông bà nói về một thời xa xưa, để rồi tự nhận thấy bản thân cũng có phần trách nhiệm trong việc bảo tồn và gìn giữ nghề tranh.

Mỗi bức tranh đều chứa đựng triết lý, khát vọng sâu xa

Là nét văn hóa dân gian của người dân Việt xưa, tranh Đông Hồ không chỉ phản ánh đời sống của người dân, mà còn là mơ ước, khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Với những nghệ nhân - người thắp lửa cho tranh Đông Hồ thì được vẽ tranh, được truyền tải những nét văn hóa dân gian vốn có từ xa xưa là niềm tự hào của họ. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam hồi tưởng, nhớ lại thời xa xưa, cứ vào dịp tết trong làng lại nhộn nhịp cảnh chuẩn bị mọi thứ để vẽ tranh, đâu đó vang lên tiếng chày giã điệp, dỡ ván in tranh cọ rửa, lau chùi sạch sẽ. Khói than đốt lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây, tạo nên bầu không khí ấm cúng, giản dị.

Làng tranh có từ xa xưa, theo thời gian trong nhịp sống bộn bề, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, nhưng vẫn còn những nghệ nhân say mê với vẻ đẹp cũng như nét văn hóa dân gian mộc mạc của tranh Đông Hồ, mỗi bức tranh đều chứa đựng triết lý, khát vọng sâu xa, ý tứ giản dị. Cùng với nghệ nhân Nguyễn Hữa Sam, Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cũng là số ít nghệ nhân còn giữ lửa cho làng tranh Đông Hồ. Gia đình ông cũng là gia đình truyền thống làm tranh từ rất lâu, bản thân ông tuy đã cao tuổi nhưng vẫn miệt mài với niềm say mê của mình. Có lẽ với những người như nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế thì ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, niềm vui duy nhất còn lại là được gìn giữ truyền thống văn hóa có từ lâu đời cho đến tận bây giờ.

Xã hội hiện đại với nhiều điều mới mẻ và đổi thay, nhưng trong những năm gần đây xu hướng chơi tranh Đông Hồ dường như đang ấm lại. Về làng Đông Hồ trong những ngày này sẽ thấy được vẻ tấp nập mua bán sắm Tết của người dân và có không ít người đã tìm về với thú chơi tranh Đông Hồ ngày Tết. Đặc biệt, tranh dân gian Đông Hồ đã được nhiều bạn bè quốc tế biết đến và để lại trong họ ấn tượng không thể nào phai nhạt.

Một mùa xuân mới đầy phấn khởi và tin tưởng đang về trên làng tranh, nơi có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, với nét truyền thống văn hóa dân gian đang ngày đêm say mê, gìn giữ dòng tranh mang hồn Việt - nét dân gian lưu giữ hồn dân tộc.                      

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.